Bạn sở hữu một căn nhà ống khiêm tốn nhưng vẫn mong muốn sống tiện nghi, hiện đại? Có rất nhiều giải pháp giúp bạn thực hiện điều đó. Một trong số đó là thiết kế phòng khách liên bếp nhà ống. Bạn hãy cùng Trang Kim khám phá những mẫu thiết kế phòng khách liền bếp đẹp, ấn tượng dưới đây để biến không gian nhà ống nhỏ trở nên hoàn hảo nhé!
Mục lục
Lợi ích phòng khách liên bếp nhà ống
Nhà ống với đặc điểm đặc trưng là hẹp bề ngang, dài về chiều sâu, vì vậy thiết kế phòng khách liền bếp là một giải pháp được rất nhiều gia chủ lựa chọn cho không gian sống. Nó mang đến nhiều lợi ích cả về thẩm mỹ và công năng sử dụng. Cụ thể:
Tiết kiệm diện tích
Đây là lợi ích đầu tiên và cũng là lợi ích lớn nhất khi thiết kế phòng khách liên thông nhà bếp. Việc này giúp phá bỏ ranh giới giữa phòng khách và bếp, tạo cảm giác thông thoáng và rộng rãi hơn cho căn nhà ống vốn có bề ngang và diện tích sàn hạn chế.
Phòng khách liền bếp là giải pháp tối ưu diện tích hiệu quả
Khu vực chức năng phòng khách và bếp được liên kết một cách liền mạch cho không gian sinh hoạt gia đình tối ưu, thoải mái và dễ chịu hơn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, nếu nhà ống thiết kế phòng khách liền kề với bếp để tiết kiệm diện tích bạn cần tối ưu hóa hệ thống hút và khử mùi để quá trình nấu nướng không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít nhất đến khu vực tiếp khách.
Gia tăng kết nối
Ở những thiết kế thông thường, phòng bếp và phòng khách sẽ được thiết kế thành 2 phòng riêng biệt. Nếu có diện tích đủ lớn để biệt lập 2 khu vực này thì sẽ vừa đảm bảo tính riêng tư và không ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Phòng khách liền bếp gia tăng tính kết nối cho các thành viên trong nhà
Tuy nhiên, với diện tích nhỏ như nhà ống thì việc tách biệt 2 khu vực không phải giải pháp tối ưu. Việc liên kết phòng khách và phòng bếp sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn đối với nhà ống. Nó giúp gia tăng tính kết nối trong sinh hoạt của cả gia đình. giúp các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng giao tiếp, quây quần ấm áp bên nhau.
Bếp khi đó không chỉ là nơi nấu nướng mà còn có thể liên kết, giao tiếp với các thành viên khác trong gia đình tại phòng khách, tận hưởng tối đa bầu không khí đầm ấm đúng nghĩa của gia đình.
Mang đến tiện nghi, ấn tượng hơn
Thiết kế phòng khách liên bếp giúp cho việc di chuyển giữa các khu vực nấu nướng và tiếp khách trở lên lịch hoạt, dễ dàng hơn. Bạn có thể vừa chuẩn bị bữa cơm cho gia đình vừa giao tiếp một cách gần gũi và tự nhiên nhất với các vị khách.
Không gian tiện nghi, ấn tượng hơn
Thiết kế này mang lại sự tiện nghi hơn trong quá trình sinh hoạt. Ngoài ra, với không gian kết nối bạn có thể dễ dàng show ra thiết kế ấn tượng, sự đồng nhất nội thất phòng khách và bếp sẽ giúp không gian sống thêm đẹp và ấn tượng hơn.
Nâng tầm thẩm mỹ
Phòng khách liền bếp giúp gia tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn
Nếu được thiết kế khoa học giữa vật liệu và nội thất cùng với sự hài hòa trong kết hợp màu sắc của cả bếp và phòng khách, bạn có thể nâng tầm thẩm mỹ cho không gian sống thêm đẹp và ấn tượng hơn. Hãy nhớ, để có hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất, hãy đồng nhất phong cách thiết kế của cả 2 khu vực với kiến trúc của cả ngôi nhà.
Tiết kiệm chi phí xây dựng
Phòng khách liền bếp sẽ giúp gia chủ tiết kiệm không ít chi phí xây dựng nhờ loại bỏ đi các vách tường, cửa không cần thiết cũng như tiết kiệm chi phí sắm sửa nội thất trang trí của từng khu vực. Bạn có thể sử dụng chi phí này để tối ưu cho tiện nghi khu vực khác.
Mời tham khảo: Tổng hợp mẫu thiết kế phòng khách đẹp cho nhà ống 2024
Mẫu thiết kế phòng khách liên bếp nhà ống đẹp
Tiếp theo đây, Trang Kim xin được gửi đến bạn những mẫu thiết kế phòng khách liên bếp theo từng phong cách kiến trúc. Trang Kim hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thiết kế nội thất phòng khách và bếp của mình
Mẫu phòng khách liên bếp hiện đại
Phòng khách liên bếp hiện đại cũng mang những đặc trưng của phong cách kiến trúc hiện đại như những đường nét thiết kế đơn giản, những gam màu sáng, tối giản kết hợp cùng những vật liệu tao ra sự hiện đại cho phòng khách và bếp như vật liệu kính, gỗ và kim loại.
Đăc trưng của phòng khách liền bêó hiện đại là những đường nét tối giản, gam màu sáng
Tất nhiên những thiết kế phòng khách và bếp này cũng sẽ mang lại công năng sử dụng tối đa cho phòng khách và bếp gia đình. Ngoài ra, thiết kế hiện đại còn mang đến sự gọn gàng, trẻ trung, năng động, nổi bật cho phòng khách và bếp.
Sử dụng vật liệu kính nên giúp không gian sống ngập tràn ánh sáng tự nhiên
Một gợi ý nhỏ từ Trang Kim là bạn có thể sử dụng sofa đơn giản, bàn ăn gỗ và các thiết bị bếp hiện đại để tạo sự tiện nghi, ấn tượng cho phòng khách và bếp.
Mẫu khách liền bếp tối giản (minimalism)
Phong cách khách liền bếp tối giản tương đối giống thiết kế hiện đạ nhưng sẽ có sự khác biệt là giảm thiểu đi những chi tiết không cần thiết, tối ưu tối đa vào không gian thoáng đãng, sạch sẽ. Màu sắc của phong cách này cũng ở mức tối giản nhất, chủ yếu là tone màu sáng, trắng chủ đạo.
Phòng khách liền bếp phong cách tối giản
Phong cách này tạo ra phòng khách liền bếp tuy đơn giản, có phần đơn điệu nhưng lại rất tinh tế, tạo ra thiết kế mở, rộng rãi và thoải mái nhất.
Phong cách minimalism tuy đơn giản nhưng lại mang đến sự tinh tế cho tổng thể nhà ống
Mẫu thiết kế phong cách cổ điển
Phong cách cổ điển đa phần sẽ sử dụng những gam màu trầm, ấm áp, họa tiết hoa văn cầu kỳ thể hiện được nét sang trọng và đẳng cấp. Vật liệu thường dùng khi thiết phòng khách liền bếp phong cách cổ điển, tân cổ điển là gỗ, đá, trạm khắc cả kim loại, vật liệu quý. Phong cách này tạo cho phòng khách nét đẹp sang trọng quý phái, thể hiện được sự bề thế, khẳng định được vị thế của gia chủ.
Bạn có thể sử dụng sofa bọc da, bàn ăn gỗ chạm khắc tinh xảo và các chi tiết trang trí cầu kỳ
Tham khảo những mẫu thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống phong cách cổ điển dưới đây:
Phòng khách liên bếp phong cách Scadinavian
Phong cách thiết kế Scandinavian tạo cảm giác ấm cúng, hòa mình vào thiên nhiên tối đa, sử dụng gam màu Pastel chủ đạo cùng vật liệu gỗ tự nhiên. Phòng khách liền bếp nhà ống được thiết kế với phong cách này mang đến sự nhẹ nhàng, tinh tế, phù hợp cho những gia chủ yêu thích sự đơn giản, mộc mạc, khá tương đồng với phong cách tối giản Trang Kim đã kể phía trên.
Một số hình ảnh phòng khách liền bếp phong cách Scadinavian như sau:
Phong cách Scandinavia đặc trưng với màu sắc tươi sáng, nội thất gỗ tự nhiên và không gian ấm cúng.
Sử dụng tông màu trắng, xám và xanh nhạt kết hợp với nội thất gỗ tự nhiên.
Không gian phòng khách và bếp mở rộng, tạo cảm giác gần gũi và thoải mái.
Mẫu phòng khách liên bếp nhà ống nhỏ
Một số mẫu thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống nhỏ:
Phân chia không gian khách liên bếp nhà ống
Tạo vách ngăn kính
Sử dụng vách ngăn kính là một giải pháp phân cách tuyệt vời cho không gian khách liên bếp. Vách ngăn kính vừa tạo không gian riêng nhất định cho từng khu vực lại không bị hạn chế tầm nhìn, vẫn đảm bảo sự liên kết, góc nhìn rộng thoáng hơn giữa 2 khu vực. Vách kính trong suốt, viền sáng màu hoặc trong suốt là sự lựa chọn tuyệt vời để phân chia phòng khách và bếp.
Thiết kế quầy bar ngăn cách khách và bếp
Thiết kế quầy bar cũng là một trong những cách phân chia không gian hợp lý cho 2 khu vực. Tại quầy bar bạn có thể tận dụng đa chức năng, có thể làm bàn ăn hoặc làm bàn chế biến tiện dụng nhưng vẫn tạo ra sự liên kết tuyệt vời. Một chiếc đèn với thiết kế độc đáo tại quầy bar còn giúp tạo ra không gian thư giãn và giải trí cho cả gia đình.
Phân chia liên phòng với cầu thang
Cầu thang cũng là một yếu tố có thể sử dụng để ngăn cách không gian phòng khách và bếp. Cách này giúp tiết kiệm không gian nhà ống với đặc thù diện tích bé đồng thời cũng vẫn đảm bảo được công năng của cầu thang là để di chuyển lên tầng trên. Đây là cách phân chia phòng khách liền bếp phổ biến nhất cho không gian nhà ống những năm gần đây.
Lưu ý khi thiết kế phòng khách liên bếp nhà ống
Trang Kim xin gửi đến bạn những lưu ý khi thiết kế phòng khách liền bếp trong nhà ống. Nắm được điều này ngay từ đầu, việc thiết kế sẽ trở nên khoa học hơn, hạn chế những rủi ro, sai lầm không đáng trong quá trình thi công hoàn thiện phòng khách và nhà bếp.
- Lưu ý về diện tích: Cân nhắc kỹ lưỡng về diện tích sàn để đưa ra lựa chọn đúng đắn là có nên áp dụng thiết kế phòng khách liên bếp hay không. Nếu có thì cần bố trí như thế nào để tạo sự hài hòa và cân bằng giữa 2 khu vực và cho tổng thể căn nhà ống.
- Ánh sáng: Trong quá trình thiết kế cần đảm bảo có đủ ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn điện cho cả 2 khu vực khách và bếp. Ánh sáng tự nhiên vừa giúp tiết kiệm điện năng vừa mang lại cảm giác thông thoáng cho ngôi nhà. Ánh sáng nhân tạo cần thiết kế hợp lý để tạo được điểm nhấn và thẩm mỹ cho không gian.
- Vị trí: Bố trí bếp nấu tại vị trí thông thoáng để ít ảnh hưởng nhất đến khu vực tiếp khách, đặt bếp ở vị trí cạnh với khu vực khách, tránh việc nhìn trực tiếp để đảm bảo sự gọn gàng, ngăn nắp.
- Màu sắc, vật liệu sử dụng: Màu sắc và vật liệu sử dụng cần lựa chọn để tạo ra sự hài hòa cho tổng thể từng khu vực, phù hợp với từng phong cách thiết kế. Đối với nhà ống, diện tích hạn chế bạn cần ưu tiên lựa chọn màu sắc sáng để tạo cảm giác rộng rãi. Vật liệu sử dụng ưu tiên kính gương để tạo cho không gian thêm rộng, thẩm mỹ hơn.
- Đồ nội thất: Đồ nội thất lựa chọn cần đảm bảo kích thước phù hợp với diện tích và hữu dụng nhất cho cả 2 không giản. Ưu tiên những thiết bị, nội thất đa chức năng để tiết kiệm diện tích và gia tăng hiệu quả sử dụng.
Với những chia sẻ trên của Trang Kim, hy vọng bạn đã có thêm nhiều ý tưởng thiết kế cho phòng khách liên bếp đẹp trong nhà ống của mình. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn đang có những băn khoăn về thiết kế phòng khách nhà ống hay những câu hỏi khác về thiết kế nhà ống. Hãy gọi cho Trang Kim theo số hotline: 0985 999 895 (kèm zalo) hoặc Gửi tư vấn để KTS của chúng tôi trực tiếp tư vấn cho bạn.