Kiến Trúc Trang Kim https://kientructrangkim.com Wed, 07 May 2025 08:58:15 +0000 vi hourly 1 Giải pháp thiết kế cầu thang cho nhà đẹp và nhà nhỏ hẹp https://kientructrangkim.com/3906/cau-thang-nha-dep/ https://kientructrangkim.com/3906/cau-thang-nha-dep/#comments Sat, 04 May 2024 02:29:46 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=3906 Chọn cầu thang cho nhà đẹp luôn là bài toán khó đối với nhiều người. Đặc biệt là khi cầu thang lại có ảnh hưởng đáng kể đến tổng thể không gian sống. Trong bài viết sau đây, Trang Kim sẽ gợi ý đến bạn đọc các phương án cầu thang tối ưu áp dụng cho từng không gian nhà từ rộng đến hẹp.

Giải pháp thiết kế cầu thang cho nhà đẹp và nhà nhỏ hẹp 1

Tiêu chuẩn kích thước cầu thang trong xây dựng nhà ở

Để lên phương án cầu thang cho nhà hẹp, trước hết gia chủ cần biết đến các thông số cơ bản của kích thước cầu thang tiêu chuẩn hiện nay. Việc thiết kế cầu thang với kích thước hợp lý sẽ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và đem đến nhiều thuận lợi trong quá trình sử dụng.

  • Chiều rộng tối thiểu của cầu thang là 60cm để một người thoải mái đi lại.
  • Độ rộng của mỗi bậc thang nên từ 27 – 30cm.
  • Độ cao khuyến nghị của mỗi bậc thang là khoảng 15 – 19cm.
  • Độ cao an toàn tối thiểu của lan can và tay vịn là 90cm.
  • Độ nghiêng của cầu thang tốt nhất nên ở mức 30 – 35 độ so với mặt sàn.

Tiêu chuẩn kích thước cầu thang trong xây dựng nhà ở 1

Lưu ý: 

  • Cầu thang xây dựng không theo kích thước tiêu chuẩn sẽ dễ gây cảm giác chông chênh, thiếu an toàn.
  • Mặc dù việc tăng độ nghiêng là một giải pháp giúp tiết kiệm không gian, nhưng điều này sẽ khiến người lớn tuổi và trẻ em gặp khó khăn trong việc di chuyển.

Các mẫu thiết kế cầu thang cho nhà đẹp

Các mẫu thiết kế cầu thang cho nhà đẹp 1
Kiểu cầu thang này gây ấn tượng nhờ cách tận dụng khoảng không hợp lý

Các mẫu thiết kế cầu thang cho nhà đẹp 2

Cầu thang 1 vế được bố trí gọn gàng dọc theo hành lang

Các mẫu thiết kế cầu thang cho nhà đẹp 3
Cầu thang kính kết hợp màu sơn trắng đem đến hiệu ứng thông thoáng về thị giác
Các mẫu thiết kế cầu thang cho nhà đẹp 4
Kính luôn là chất liệu tối ưu trong thiết kế cầu thang cho nhà đẹp
Các mẫu thiết kế cầu thang cho nhà đẹp 5
Ở những ngôi nhà có khu vực giếng trời, thiết kế cầu thang với bậc hở sẽ giúp lấy được nhiều ánh sáng hơn
Các mẫu thiết kế cầu thang cho nhà đẹp 6
Không gian thanh lịch với cầu thang xoáy kết hợp cùng lan can dây cáp
Các mẫu thiết kế cầu thang cho nhà đẹp 7
Cầu thang càng tối giản càng khó bị lỗi thời

Nhìn chung, có không ít phương án cầu thang cho nhà đẹp với cách bố trí tối ưu, khoa học. Tuy nhiên, mỗi ngôi nhà đều mang sắc thái riêng. Để có được mẫu cầu thang ưng ý và phù hợp nhất cho căn nhà mình, bạn nên tham khảo thêm tư vấn từ kiến trúc sư kinh nghiệm.

7 dạng cầu thang cho nhà nhỏ, hẹp tối ưu nhất

Cầu thang 1 vế

Cầu thang 1 vế là kiểu cầu thang được bố trí dọc theo mép tường, nối thẳng từ mặt sàn lên tầng trên mà không có chiếu nghỉ. Với thiết kế đơn giản, cầu thang 1 vế rất gọn gàng, hiện đại và tối ưu diện tích. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với những ngôi nhà có tầng thấp hoặc tầng lửng.

Nếu tầng nhà có độ cao từ 3.5m trở lên, việc sử dụng cầu thang 1 vế sẽ khiến người dùng cảm thấy dốc và chóng mặt.

Cầu thang 1 vế 1
Cầu thang 1 vế thường được bố trí sát với mặt tường

Cầu thang 2 vế tối giản

Cầu thang 2 vế hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong những ngôi nhà ống đô thị hiện đại. Mang phong cách tối giản với đường nét thiết kế dứt khoát, mạnh mẽ, mẫu cầu thang này không chỉ đảm bảo về hình thức thẩm mỹ mà còn “ghi điểm” bởi sự chắc chắn, an toàn về công năng.

Có thể chia cầu thang 2 vế thành hai dạng chính là cầu thang chữ L (đổi chiều 90 độ) và cầu thang đổi chiều 180 độ. Tùy vào phong cách xây dựng và chủ ý của gia chủ để lựa chọn dạng cầu thang phù hợp. Về phương án bố trí, cầu thang 2 vế thường được đặt vào góc tường hoặc tại vị trí ngăn cách giữa các khu vực của ngôi nhà.

Cầu thang 2 vế tối giản 1
Mẫu cầu thang 2 vế kiểu chữ L đơn giản mà trang nhã
Cầu thang 2 vế tối giản 2
Cầu thang cho nhà hẹp với thiết kế đổi chiều 180 độ

Cầu thang dạng xoắn ốc

Thiết kế xoắn ốc là phương án cầu thang cho nhà hẹp rất đáng cân nhắc. Điểm nổi bật nhất của mẫu cầu thang này chính là bố cục xoáy giúp tiết kiệm diện tích, làm cho không gian sinh hoạt trở nên rộng rãi hơn.

Ngoài ra, cầu thang dạng xoắn ốc còn được đánh giá cao về giá trị tạo hình nhờ đường nét thiết kế uốn lượn độc đáo, hứa hẹn sẽ là điểm nhấn nổi bật cho cả căn nhà.

Cầu thang dạng xoắn ốc 1
Tiết kiệm diện tích tối đa với thiết kế cầu thang dạng xoắn ốc

Cầu thang bay

Ưu điểm của cầu thang bay chính là sự tinh tế, tối giản. Đây là mẫu cầu thang cho nhà hẹp đầy sáng tạo khi chỉ một đầu bậc được liên kết cố định, đầu bậc còn lại thả tự do. Qua đó, tạo hiệu ứng thị giác bay bổng, nhẹ nhàng khi ngắm nhìn.

Mặt khác, giữa các bậc thang có khoảng trống nên không khí và ánh sáng sẽ luôn được lưu thông thuận lợi. Tuy nhiên, cầu thang bay có nhược điểm là quy trình thi công khá phức tạp, mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.

Cầu thang bay 1
Cầu thang bay đem đến sự thông thoáng cho ngôi nhà

Cầu thang xương cá

Tương tự như cầu thang bay, cầu thang xương cá mang đến sự thông thoáng cho ngôi nhà nhờ lối thiết kế bậc thang dạng hở. Kiểu bậc thang này làm hạn chế sự bí bách, đồng thời giúp cho tầng trệt không bị cản ánh sáng từ giếng trời.

Ngoài dạng bố cục thẳng thường thấy, cầu thang xương cá có thể được thiết kế theo kiểu xoắn ốc, ziczac… để tăng thêm tính tối ưu về không gian, diện tích.

Cầu thang xương cá 1
Cầu thang xương cá vừa tinh tế, trang nhã lại không gây lấn chiếm không gian

Cầu thang dây cáp treo

Xóa bỏ quan niệm về kết cấu bê tông cứng nhắc, cầu thang dây cáp treo có kiểu dáng thanh thoát, mềm mại. Tay vịn và lan can được thay bằng những sợi dây cáp nối thẳng từ trần nhà xuống bậc cầu thang. Dây cáp vừa có chức năng bảo vệ người dùng, vừa đảm bảo cho không gian thoáng đãng, thu hút ánh sáng tự nhiên.

Cầu thang dây cáp treo 1
Xóa bỏ định kiến bê tông cứng nhắc với thiết kế cầu thang dây cáp treo

Cầu thang gấp thông minh

Đây là kiểu cầu thang cho nhà hẹp giúp tiết kiệm tối đa về cả không gian lẫn diện tích. Cầu thang được thiết kế theo dạng gấp gọn và giấu trên trần nhà. Chỉ khi cần dùng đến thì gia chủ mới mở và kéo các bậc thang ra.

Mặc dù là phương án nội thất thông minh, tuy nhiên cầu thang dạng gấp khá bất tiện cho việc di chuyển, nhất là đối với gia đình có trẻ nhỏ. Vì thế, nó chỉ thường được ứng dụng cho phần gác xép hoặc nhà trọ, ký túc xá sinh viên.

Cầu thang gấp thông minh 1
Cầu thang xếp gọn thường được sử dụng cho tầng gác xép

Tips bố trí cầu thang cho nhà hẹp

Vị trí lý tưởng để lắp đặt cầu thang cho nhà hẹp

Đối với nhà có diện tích khiêm tốn, ngoài việc chọn mẫu cầu thang phù hợp thì vị trí lắp đặt cầu thang cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các yếu tố cần cân nhắc khi chọn vị trí là phong thủy, thẩm mỹ, thuận tiện và tiết kiệm không gian.

Cầu thang nên được bố trí sát tường, bên trái hoặc bên phải góc nhà và lệch so với cửa chính để đảm bảo độ thoáng. Ngoài ra, có thể sử dụng cầu thang thay cho vách ngăn phân cách giữa nhà bếp và phòng khách. Hoặc nếu không gian sống quá bức bí, bạn cũng có thể cân nhắc thêm phương án bố trí cầu thang từ phía bên ngoài ngôi nhà.

Vị trí lý tưởng để lắp đặt cầu thang cho nhà hẹp 1
Phương án bố trí cầu thang ở ngoài sân thay vì trong nhà

Lựa chọn chất liệu thiết kế cầu thang tối ưu

Cầu thang cho nhà hẹp được thiết kế theo phong cách tối giản, do đó ưu tiên những chất liệu mang hơi hướng hiện đại. Cụ thể như kính cường lực, gỗ, đá và kim loại (inox, sắt, thép). Nên kết hợp từ 2 đến 3 loại chất liệu để phong cách cầu thang không bị “một màu” gây bức bí, nhàm chán.

Màu sắc cầu thang đồng bộ và phù hợp với không gian

Màu sắc cầu thang góp phần tạo nên sự cân đối, hài hòa cho không gian và tạo sự cân bằng cho ngôi nhà. Để đảm bảo tính nhất quán, cầu thang có thể sơn cùng màu với tường nhà hoặc với mặt sàn. Trong đó, những gam màu tươi sáng sẽ giúp đánh lừa thị giác, làm cho không gian trở nên rộng và thoáng đãng hơn.

Ngoài ra, gia chủ có thể hòa trộn các tông màu đối lập hoặc linh hoạt giữa hai sắc thái đậm – nhạt để tạo sự phá cách, thu hút điểm nhìn vào cầu thang.

Màu sắc cầu thang đồng bộ và phù hợp với không gian 1
Màu sắc cầu thang hài hòa và đồng bộ với tổng thể kiến trúc nội thất

Đảm bảo yếu tố ánh sáng

Cầu thang được ví như “trục xương sống” của ngôi nhà và là công cụ dẫn sinh khí từ tầng này sang tầng khác. Nếu thiếu đi ánh sáng, nó không chỉ gây bức bí, tù túng mà còn ảnh hưởng xấu về mặt phong thủy. Vì lẽ đó, nên bố trí cầu thang tại khu vực có thể đón được nhiều ánh sáng tự nhiên. Đồng thời, lắp thêm đèn chiếu sáng để vừa tăng hiệu ứng thẩm mỹ lại đảm bảo không gian sáng thoáng, an lành.

Tips thiết kế gầm cầu thang vừa đẹp vừa tiết kiệm diện tích

Khi lên phương án thiết kế cầu thang cho nhà hẹp, một số gia đình thường bỏ qua góc chết là gầm hoặc góc cầu thang. Trong khi chỉ cần ứng dụng một chút nghệ thuật sắp đặt, gia chủ hoàn toàn có thể đánh thức góc chết này trở nên hữu ích và có giá trị.

Hơn thế nữa, việc tận dụng gầm cầu thang còn giúp bạn giải quyết triệt để bài toán công năng – diện tích và tăng tính nghệ thuật, thẩm mỹ cho không gian sống.

Tích hợp làm nhà kho hoặc tủ chứa đồ

Có thêm một góc để cất trữ đồ đạc sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn ngăn nắp, gọn gàng hơn. Dù là tận dụng gầm cầu thang làm nhà kho hay tủ chứa đồ, bạn đều nên xây bít lại và thiết kế cửa hoàn chỉnh. Tránh để đồ lưu kho lộ thiên gây bừa bộn, khiến căn nhà chật chội, kém sức sống.

Tích hợp làm nhà kho hoặc tủ chứa đồ 1
Gầm cầu thang là nơi lý tưởng để cất trữ đồ đạc

Làm tủ tivi sang trọng

Đối với cầu thang nằm ở vị trí phòng khách, ngoài việc đóng vai trò là vách ngăn với không gian bếp, nó còn có thể ứng dụng để làm tủ tivi. Cách bố trí này vừa khoa học vừa giúp bạn tận dụng triệt để diện tích trống.

Làm tủ tivi sang trọng 1
Tận dụng cầu thang làm tủ TV

Khu vực nghỉ ngơi

Thiết kế dưới gầm cầu thang một chiếc giường liền tường; hoặc đơn giản hơn là đặt vào đó một chiếc sofa. Chỉ cần chút khéo léo bày trí, bạn đã có thêm khu vực để nghỉ ngơi hoặc làm phòng ngủ cho khách đến thăm nhà.

Khu vực nghỉ ngơi 1
“Phòng ngủ” dưới gầm cầu thang gọn gàng và ấm cúng

Chỗ vui chơi cho con trẻ

Nhà chật làm các bé không có chỗ vui chơi thoải mái? Vậy thì tại sao không tận dụng ngay góc trống dưới gầm cầu thang? Đối với người lớn, gầm cầm thang có lẽ rất nhỏ bé. Nhưng đối với trẻ em, đây lại là cả khoảng không gian để các bé thỏa sức vẽ ra thế giới lý thú của mình.

Chỗ vui chơi cho con trẻ 1
Gầm cầu thang có thể trở thành không gian vui chơi lý thú cho con trẻ

Góc làm việc, học tập

Nếu bạn cần một nơi để tập trung cao độ, hãy cân nhắc đến phương án “biến hóa” góc chết cầu thang thành không gian học tập, làm việc. Đây chắc hẳn sẽ là nơi yên tĩnh và ít bị làm phiền nhất trong căn nhà.

Góc làm việc, học tập 1
Không gian làm việc dưới gầm cầu thang không hề tù túng mà ngược lại khá thông thoáng, rộng rãi

Ngoài các gợi ý bên trên, gầm cầu thang còn có thể được tận dụng làm nhà vệ sinh, phòng tắm; làm hồ cá, tiểu cảnh… Hãy phát huy sự sáng tạo của bản thân để biến nơi đây làm không gian mang đậm tính cá nhân!

Trên đây là bài viết về kinh nghiệm thiết kế cầu thang cho những căn nhà vừa và nhỏ. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy like hoặc share để Trang Kim có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn có  thắc mắc liên quan đến xây dựng nhà ở, bạn hãy gọi trực tiếp vào số hotline: 0985 999 895. Đội ngũ nhân viên của Trang Kim sẽ luôn sẵn lòng hỗ trợ và giải đáp tận tình!

Nguồn tham khảo:

https://reatimes.vn/cac-cach-lam-thong-minh-de-tan-dung-gam-cau-thang-nha-ban-20201224000002663.html

https://www.magicbricks.com/blog/small-space-stairs-design/120065.html

https://www.homify.in/ideabooks/6079810/compact-staircase-ideas-for-small-houses

]]>
https://kientructrangkim.com/3906/cau-thang-nha-dep/feed/ 2
Hướng dẫn thiết kế sân thượng đẹp như kiến trúc sư! https://kientructrangkim.com/41286/thiet-ke-san-thuong-dep/ https://kientructrangkim.com/41286/thiet-ke-san-thuong-dep/#respond Tue, 31 Jan 2023 08:38:06 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=41286 Sân thượng đóng vai trò như một không gian mở lý tưởng tại nhiều công trình nhà ở hiện nay. Làm thế nào để thiết kế sân thượng đẹp và sử dụng nó một cách khoa học, hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ được Trang Kim giải đáp qua nội dung sau đây!

Hướng dẫn thiết kế sân thượng đẹp như kiến trúc sư! 1

Những hạng mục quan trọng trong thiết kế sân thượng

Thực trạng không gian – diện tích sân thượng

Việc khảo sát thực trạng trước khi thi công luôn là điều kiện cần thiết đối với mọi hạng mục công trình. Để đảm bảo sân thượng phát huy được về cả công năng và thẩm mỹ, bạn cần xác định rõ các yếu tố sau:

  • Diện tích sân thượng
  • Kết cấu chịu lực của ngôi nhà
  • Hướng đón gió, nắng chiếu
  • Có bị che chắn hay ảnh hưởng bởi công trình lân cận hay không…
Thông thường, thời điểm để bắt đầu tiến hành làm sân thượng là khi công trình vừa hoàn thành phần thô và ngoại thất.

Phân chia bố cục hợp lý

Phân chia bố cục hợp lý 1
Phân chia bố cục trong thiết kế sân thượng

Muốn thiết kế sân thượng đẹp, gia chủ nhất định phải quan tâm đến bố cục. Công đoạn phân chia bố cục nên được lên ý tưởng trước khi thi công. Bạn cần xác định từng khu vực sân thượng tương ứng với công năng cụ thể, ví dụ: khu vực trồng cây; khu đặt bàn ghế thư giãn, nghỉ ngơi; khu đặt tiểu cảnh hay khu vực phục vụ cho mục đích phơi phóng…

Lưu ý rằng, bố cục sân thượng cần có sự cân bằng, hài hòa. Đồng thời, mỗi khu vực công năng phải được đặt tại vị trí phù hợp. Chẳng hạn, cây trồng sẽ nằm tại nơi có đủ nắng và ánh sáng, còn bàn ghế lại được đặt ở nơi thoáng mát, có bóng râm, mái che…

Đảm bảo sự an toàn

Vốn dĩ, đặc trưng của sân thượng là nằm tại nơi cao nhất của ngôi nhà. Do đó, tính an toàn luôn phải được đề cao lên hàng đầu.

Theo kinh nghiệm thiết kế nhà phố từ Kiến trúc sư của Trang Kim, lan can sân thượng nên có độ cao tối thiểu từ 1.1m trở lên. Đồng thời, khe hở của lan can không được phép cho lọt quả cầu có đường kính 10cm. 

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc thiết kế thêm hệ thống mái che để hạn chế mưa, nắng ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Đồng thời, chú ý bố trí mặt sàn có độ chống trơn trượt tốt.

Lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp

Vật liệu trong thiết kế sân thượng bao gồm vật liệu lót sàn và các vật liệu xây dựng, trang trí khác.

  • Sàn sân thượng

Xu hướng sử dụng gỗ, đá, hoặc vật liệu giả gỗ, đá làm sàn sân thượng khá được ưa chuộng hiện nay. Dù theo hình thức vật liệu nào, việc lựa chọn vật liệu cho mặt sàn sân thượng đều cần phải đảm bảo tính chống thấm, cách nhiệt tốt, chống trơn trượt cũng như chống ồn. Vì nếu các vấn đề này không được xử lý hiệu quả, cả công trình sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Chẳng hạn, mặt sàn sân thượng không có khả năng cách nhiệt sẽ hấp thu bức xạ mặt trời và qua đó, gây nóng, ngột ngạt cho tầng nhà ngay bên dưới nó.

  • Các vật liệu xây dựng, trang trí khác
Lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp 1
Sự hài hòa, đồng bộ về vật liệu xây dựng là một trong những yếu tố giúp thiết kế sân thượng đẹp

Ví dụ như vật liệu làm lan can, mái che, bậc cấp… Nhìn chung, tùy vào từng chủ đề thiết kế để đưa ra những lựa chọn vật liệu khác nhau. Tuy nhiên, hãy ưu tiên nhóm vật liệu có độ thân thiện cao và độ bền tốt cho không gian ngoài trời. Bởi, đây là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết.

Ngoài ra, đừng quên rằng các vật liệu trong thiết kế sân thượng cũng cần có sự đồng bộ với nhau; cũng như hài hòa với phần ngoại thất của tổng thể công trình.

Hệ thống ánh sáng và đường dẫn – thoát nước

Không chỉ sân thượng trồng cây xanh thì mới cần quan tâm đến đường dẫn và thoát nước. Bởi lẽ, những trận mưa lớn sẽ gây thấm dột, ảnh hưởng đến tuổi thọ của toàn bộ căn nhà. Chưa kể, nước thoát không kịp có thể tràn vào nhà theo đường cầu thang, thông hơi…

Theo nguyên lý, mặt sàn sân thượng được thiết kế với độ dốc từ 2 – 5%. Đồng thời, lắp đặt phễu thu nước và cầu chắn rác để tránh tình trạng nước ứ đọng. Trong trường hợp làm vườn sân thượng, cần xử lý chống thấm 2 chiều nhằm đảm bảo việc trồng cây không gây ảnh hưởng đến hiện trạng công trình.

Hệ thống ánh sáng và đường dẫn - thoát nước 1
Hệ thống đèn trang trí giúp sân thượng lung linh khi về đêm

Ngoài ra, để đáp ứng điều kiện an toàn và chất lượng ánh sáng, chúng ta cần bố trí đèn chiếu sáng phù hợp theo từng vị trí trên sân thượng. Do sân thượng dễ bị tác động ngoại lực bởi thời tiết, đèn lắp đặt cần đạt tiêu chuẩn chống bụi, nước IP65 trở lên.

Các ý tưởng thiết kế sân thượng đẹp và sáng tạo

Nếu như mỗi ngôi nhà mang một phong cách, dáng dấp khác nhau, thì sân thượng cũng có thể được thiết kế với đặc trưng tương tự. Những ý tưởng dưới đây sẽ giúp bạn phát huy tính sáng tạo trong việc bố trí sân thượng của mình:

Thiết kế vườn sân thượng

Xu hướng làm vườn trên sân thượng đặc biệt được ưa chuộng trong những năm gần đây. Nhiều gia đình ở thành phố đã tận dụng khoảng không trên cao này để trồng cây cảnh và rau sạch.

Theo lời khuyên của kiến trúc sư, để tận dụng sân thượng làm vườn, gia chủ cần quan tâm đến hệ số chịu tải, hệ thống dầm cột dưới vị trí xác định bố trí cây trồng. Đây là những thông số đã được tính toán từ khi làm bản vẽ thiết kế.

Nếu có điều kiện, nên xây bồn trồng cây với một lớp bê tông cốt thép có độ dày từ 50-70 mm làm đáy bồn; lắp đặt các lỗ nhỏ bên hông bồn để thoát nước, tránh làm cây bị úng. Hoặc nếu không, gia chủ có thể tận dụng thùng xốp, khay nhựa làm bồn trồng cây.

Tuyệt đối không trồng cây trực tiếp trên mặt sàn sân thượng, bởi nước ứ đọng sẽ dẫn đến nguy cơ thấm dột gây nứt sàn.
Thiết kế vườn sân thượng 1
Trồng xây trong bồn để bảo vệ trần mái cho ngôi nhà

Bố trí các vật dụng nội thất

Nội thất có tính quyết định đến thẩm mỹ của mọi không gian kiến trúc. Và sân thượng không phải là ngoại lệ. Nếu bạn muốn thiết kế sân thượng đẹp, hãy dành thời gian tìm hiểu để bố trí các vật dụng nội thất sao cho thật phù hợp và tinh tế.

Các món đồ nội thất cho sân thượng nhìn chung nên có phong cách, tiết kiệm không gian và đa chức năng. Đồng thời, kiểu mẫu của các món đồ này phải phù hợp với phong cách thiết kệ của sân thượng. Khuyến khích sử dụng các vật liệu có tính bền, chịu tác động ngoại lực thời tiết tốt như inox, đá granite, gỗ, tre…

Bố trí các vật dụng nội thất 1
Nên bố trí bàn ghế đan xen với cây xanh để tạo cảm giác vừa tiện nghi vừa gần gũi thiên nhiên

Thiết kế sân thượng đẹp với hồ bơi

Hồ bơi vô cực vốn được xem là “đặc sản” của sân thượng ở nhiều khách sạn lớn hiện nay. Song, thực tế chúng ta vẫn hoàn toàn có thể đem tiện ích này vào ngôi nhà của mình.

Tuy nhiên, hạng mục này cần được lên kế hoạch trước khi bắt tay vào xây nhà. Kiến trúc sư sẽ tính toán sao cho ngôi nhà chịu được sức nặng của bể bơi, cũng như đảm bảo độ an toàn cho người dùng.

Thiết kế sân thượng đẹp với hồ bơi 1
Hồ bơi trên sân thượng

Bố trí tiểu cảnh trên sân thượng

Tiểu cảnh là điểm nhấn thú vị trên sân thượng. Đây cũng là hạng mục mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp đối với người Á Đông. Một số tiểu cảnh phù hợp với sân thượng là hồ cá nhỏ, hòn non bộ, tượng đá… kết hợp với cây bon sai, sỏi trang trí.

Cũng như các hạng mục khác trên sân thượng, khi thiết kế tiểu cảnh cần quan tâm đến các yếu tố chống thấm và tính chịu lực của ngôi nhà. Mặt khác, ưu tiên bố trí tiểu cảnh tại khu vực thông thoáng, bị bị nắng chiếu gay gắt hay mưa hắt.

Theo lời khuyên của chuyên gia phong thủy, không nên đặt tiểu cảnh sân thượng trên sàn mái của khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh hoặc phòng ngủ của ngôi nhà.
Bố trí tiểu cảnh trên sân thượng 1
Thiết kế tiểu cảnh trên sân thượng

Thiết kế sân thượng thành khu giải trí cho gia đình

Sẽ thật tối ưu nếu sân thượng đáp ứng được nhu cầu của tất cả các thành viên trong gia đình. Dựa trên diện tích mặt bằng, hãy thiết kế nó thành các phân khu như: khu vực bàn ăn, khu tập thể thao, khu vui chơi cho bé… Như vậy, sân thượng sẽ “biến” thành một không gian vừa riêng tư vừa thoải mái để cả gia đình của bạn có thể vừa sinh hoạt, thư giãn cũng như tăng tính kết nối hơn.

Thiết kế sân thượng thành khu giải trí cho gia đình 1
Không gian sân thượng cũng có thể được tận dụng làm khu vui chơi cho trẻ em

Lưu ý gì khi thiết kế sân thượng?

  • Tính phong thủy

Sân thượng là nơi đón rất nhiều ánh sáng và gió – trong khi đó, phong thủy lại đề cao sự cân bằng. Vì thế, việc bố trí thêm khoảng râm mát là rất cần thiết. Phương án lấy bóng râm thông dụng là bố trí lam che hoặc trồng cây xanh.

Ngoài ra, trong thiết kế sân thượng nhà phố, nhiều gia chủ thường bố trí thêm tầng tum để làm khu vực thờ cúng. Với trường hợp này, cần chú ý không phơi phóng trước khu thờ.

Lưu ý gì khi thiết kế sân thượng? 1
Tầng tum thường được tận dụng làm khu vực thờ cúng
  • Sử dụng màu sắc

Nguyên tắc màu sắc để thiết kế sân thượng đẹp là không sử dụng quá 3 màu chủ đạo. Bởi, nếu dùng quá nhiều màu sắc khác nhau, khi kết hợp với màu cây cối, nội thất sẽ dễ gây ra sự lộn xộn về mặt thị giác. Phương án an toàn là sử dụng các màu sắc trung tính như trắng, xám, be… sẽ làm nổi bật vẻ đẹp của cây trồng và các vật dụng trang trí khác.

  • Giữ không gian mở

Mặc dù sân thượng cũng cần được che chắn, nhưng về bản chất, nó là một không gian mở. Việc che chắn quá kỹ lưỡng đôi khi sẽ làm giảm tính thẩm mỹ cũng như những giá trị mà không gian sân thượng đem lại. Bạn có thể sử dụng tấm lợp lấy sáng, kính trong suốt, lam che… thay vì bố trí hàng rào bê tông và mái tôn lợp che kín sân thượng.

Lưu ý gì khi thiết kế sân thượng? 2
Tấm lợp lấy sáng cho sân thượng
  • Tận dụng không gian dọc

Không chỉ bố trí sân thượng theo chiều ngang, mà chúng ta còn có thể tận dụng không gian dọc để làm vườn treo hoặc thêm các chi tiết trang trí để tạo điểm nhấn.

Lưu ý gì khi thiết kế sân thượng? 3
Tận dụng không gian dọc trong thiết kế sân thượng

Gợi ý những mẫu thiết kế sân thượng đẹp cho nhà phố

Gợi ý những mẫu thiết kế sân thượng đẹp cho nhà phố 1
Thiết kế vườn sân thượng theo dạng mái dốc vừa tạo được vẻ đẹp ấn tượng vừa hóa giải được bài toán chống nước ứ đọng, thấm dột.
Gợi ý những mẫu thiết kế sân thượng đẹp cho nhà phố 2
Bố trí vườn trên mái là phương án đem đến không gian sinh thái cho gia đình ở thành phố
Gợi ý những mẫu thiết kế sân thượng đẹp cho nhà phố 3
Lam gỗ vừa có tác dụng che nắng, vừa là vật dụng trang trí để tạo điểm nhấn cho sân thượng
Gợi ý những mẫu thiết kế sân thượng đẹp cho nhà phố 4
Thiết kế sân thượng đẹp với nội thất mang phong cách vintage
Gợi ý những mẫu thiết kế sân thượng đẹp cho nhà phố 5
Phương án thiết kế sân thượng cho nhà ống. Một mặt bên là bức vách được xây cao để tránh nắng chiếu trực tiếp và lấy bóng râm.
Gợi ý những mẫu thiết kế sân thượng đẹp cho nhà phố 6
Không gian sân thượng vừa mở lại vừa kín do đã được bao phủ bằng lớp kính trong suốt. Đây là phương án phù hợp cho những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Sân thượng có thể được “hô biến” thành không gian lý tưởng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, nếu như chúng ta biết cách bố trí một cách hợp lý. Hy vọng với những gợi ý trên đây của Trang Kim, bạn đọc sẽ có thêm nhiều ý tưởng hữu ích để thiết kế sân thượng đẹp cho gia đình mình.

Đừng quên các thông số về tính chịu lực, chống thấm… khi thiết kế sân thượng. Nếu không có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này, hãy để lại comment bên dưới hoặc liên hệ số hotline/zalo 0985.999.895 để được kiến trúc sư Trang Kim hỗ trợ nhé! Chúc các bạn thành công!

Nguồn tham khảo

corradi.eu/en/magazine/design-terrace-ideas

nhadepdecors.com/thiet-ke-san-thuong/

kinhtedothi.vn/cach-bai-tri-san-thuong-theo-phong-thuy.html

]]>
https://kientructrangkim.com/41286/thiet-ke-san-thuong-dep/feed/ 0
Tự thiết kế sân vườn đẹp đơn giản và khoa học https://kientructrangkim.com/41344/thiet-ke-san-vuon-dep-don-gian/ https://kientructrangkim.com/41344/thiet-ke-san-vuon-dep-don-gian/#respond Tue, 06 Dec 2022 08:24:22 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=41344 Với sự lên ngôi của xu hướng sống xanh, hầu hết chúng ta đều mong muốn sở hữu một ngôi nhà với không gian sân vườn để làm nơi chốn nghỉ ngơi, thư giãn. Bạn chưa biết bắt đầu xây dựng mảnh vườn từ đâu? Ở nội dung sau đây, Trang Kim sẽ gửi đến bạn cẩm nang để tự thiết kế sân vườn đẹp đơn giản và khoa học nhất!

Tự thiết kế sân vườn đẹp đơn giản và khoa học 1

Các bước bắt đầu khi thiết kế sân vườn

Xác định không gian, diện tích sân vườn

Bước đầu tiên để tự thiết kế sân vườn đó chính là cần xác định được không gian, diện tích cụ thể. Bạn cần đo đạc để biết chính xác diện tích của khu vườn. Đồng thời, xác định được sự tương quan giữa chiều rộng, chiều dài cũng như chiều cao để sắp xếp bố cục tiểu cảnh trong khu vườn một cách hài hòa, hợp lý.

Bên cạnh đó, cần xem xét hướng nắng, hướng gió… để bố trí cây trồng phù hợp. Xác định nguồn điện, nước để phục vụ cho việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng, tưới vườn.

Thông thường, lô đất làm nhà vườn có diện tích tối thiểu là 200m2. Diện tích rộng sẽ thuận lợi cho việc phân chia bố cục nhà ở – sân vườn. Tuy vậy, với thực tế diện tích sống ngày càng bị thu hẹp như hiện nay, chúng ta cũng có thể tận dụng sân thượng hoặc khuôn viên phía trước, sau của ngôi nhà để làm vườn.
Xác định không gian, diện tích sân vườn 1
Diện tích khuyến nghị tối thiểu của nhà vườn là 200m2

Lên danh sách các hạng mục mong muốn cho sân vườn

Để công việc thiết kế sân vườn đẹp đơn giản và được tiến hành một cách khoa học, việc vạch ra các hạng mục mong muốn trước khi bắt tay vào thực thi là rất cần thiết. Nhìn chung, một khu vườn sẽ gồm các hạng mục chính sau:

  • Hạng mục về công năng, kiến trúc

Bao gồm hạng mục về giao thông – lối ra vào sân vườn; các hạng mục thể thao, khu vực hồ bơi, khu vui chơi trẻ em, khu vực nghỉ ngơi, thư giãn; khu vực làm điểm nhấn trang trí…

Lên danh sách các hạng mục mong muốn cho sân vườn 1
Lối đi trong sân vườn
  • Hạng mục về cây xanh, tiểu cảnh

Tùy thuộc vào đặc tính của mỗi khu vườn để bố trí các hạng mục cây xanh, tiểu cảnh khác nhau. Nó có thể được chia ra làm phân khu trồng cây bóng mát, cây ăn quả, cây đô thị; hoặc các loại cây cảnh tầm thấp; khu vực trồng rau, trồng hoa…  Ngoài ra, xu hướng trang trí khu vườn bằng các loại tiểu cảnh như hồ cá, hòn non bộ, các loại tượng đá… cũng rất được ưa chuộng.

  • Hạng mục về âm thanh, ánh sáng, tưới tiêu

Đây đều là các hạng mục quan trọng nhưng đôi khi lại bị bỏ quên. Việc lắp đặt hệ thống đèn sẽ giúp cho ngôi vườn tươi sáng, lung linh hơn khi về đêm. Bố trí nguồn nước hợp lý sẽ đảm bảo cho công việc tưới tiêu thuận lợi, không gây tốn kém thời gian, công sức của gia chủ. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, gia chủ có thể cân nhắc về việc lắp đặt hệ thống âm thanh để phục vụ cho nhu cầu tận hưởng âm nhạc, xem phim trong sân vườn…

Lên bản vẽ thiết kế sân vườn đẹp đơn giản

Việc xác định không gian, diện tích và các hạng mục thiết kế sẽ chỉ mang tính chất ước tính. Còn để thi công thực tế, bạn cần có một bản vẽ cụ thể.

Nếu khu vườn chỉ mang tính chất đơn giản, gia chủ có thể tự lên bản vẽ mặt bằng thiết kế sơ bộ. Tuy nhiên, trong trường hợp khu vườn có cấu trúc phức tạp, bản vẽ chuyên môn của kiến trúc sư là rất cần thiết. Vì nếu không có những kiến thức chuyên ngành, sẽ rất khó để chúng ta tự lên thiết kế mà vẫn đảm bảo cân bằng các yếu tố địa chất, phong thủy, công năng, thẩm mỹ…

Lên bản vẽ thiết kế sân vườn đẹp đơn giản 1
Bản vẽ với những phối cảnh cụ thể sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quan và đầy đủ cho phương án thiết kế sân vườn

Các nguyên tắc cơ bản trong bố cục thiết kế sân vườn

Hình thức và tỉ lệ

Hình thức được hiểu là kiểu dạng, hình khối của sân vườn. Ví dụ như khuôn viên vườn quanh biệt thự; vườn bên hông nhà; sân trước; sân sau… Tùy vào từng vị trí, khu vườn sẽ được thiết kế với những hình dáng khác nhau, chẳng hạn như hình vuông, chữ nhật, chữ U, chữ L… Mặt khác, cây cối bên trong cũng sẽ được cắt tỉa theo khuôn dáng phù hợp với khu vườn.

Hình thức và tỉ lệ 1
Mẫu vườn chữ L khá phổ biến ở dạng nhà ống, nhà cấp 4

Tỉ lệ chỉ sự cân xứng về mặt cấu trúc. Nó không chỉ bao gồm tính cân xứng giữa không gian nhà và vườn, mà còn là sự cân xứng của các hạng mục trong khu vườn đó. Đảm bảo sự cân bằng là điều rất quan trọng. Hãy thử hình dung, nếu chúng ta đặt một bức tượng quá to trong một khu vườn có diện tích nhỏ, không gian sẽ dường như bị “thu hẹp” đáng kể.

Tính nhất quán

Những nhà kiến trúc sư chuyên nghiệp sẽ luôn thiết kế khu vườn theo một chủ đề nhất định. Trong đó, các hạng mục được thể hiện một cách có trật tự, nhất quán và thống nhất về các yếu tố như: chủng loại, chiều cao, kích thước, kết cấu…Bằng cách này, khu vườn sẽ có được nét đặc trưng riêng biệt cũng như thể hiện “cái gu” thẩm mỹ cao hơn.

Sự chuyển tiếp tự nhiên

Khi thiết kế sân vườn đẹp đơn giản, bạn không nên bỏ qua sự chuyển tiếp tự nhiên. Bởi, giống như một câu chuyện được kể theo một trật tự rõ ràng, nguyên tắc này sẽ giúp từng “phân cảnh” trong khu vườn nối tiếp nhau một cách hài hòa, tự nhiên.

Cách đơn giản để tạo sự chuyển tiếp tự nhiên là sắp xếp trật tự các hạng mục trong vườn theo trình tự từ thấp đến cao, hoặc ngược lại. Ví dụ, từ cây thân gỗ lớn, tới cây bụi, cây hoa nhỏ rồi đến thảm cỏ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra sự chuyển tiếp màu sắc bằng cách sử dụng lần lượt theo trình tự: gam màu nóng – màu trung tính – màu lạnh.
Sự chuyển tiếp tự nhiên 1
Tính chuyển tiếp được thể hiện qua bố cục cây cối trong sân vườn

Màu sắc

Hẳn rằng nhiều người sẽ mặc định khu vườn gắn với màu xanh. Nhưng thực tế, màu sắc của sân vườn còn được quyết định bởi màu nâu của đất, màu của hoa cỏ; và đặc biệt là màu sắc của tất cả các hạng mục kiến trúc đi kèm.

Nhìn chung, việc xác định màu sắc như thế nào sẽ phụ thuộc vào chủ đề của khu vườn. Chúng ta sẽ cùng tìm kiểu một số phong cách chủ đạo khi thiết kế sân vườn ngay sau đây.

Một số phong cách thiết kế sân vườn đẹp đơn giản

  • Phong cách sân vườn hiện đại

Đây là kiểu sân vườn thường thấy ở khu vực đô thị. Chúng không chỉ phù hợp cho những ngôi biệt thự có diện tích đất rộng, mà còn dễ dàng ứng dụng vào loại hình nhà ống.

Trọng tâm của thiết kế vườn hiện đại tập trung vào kết cấu hơn là các loại thực vật. Vật liệu phổ biến được sử dụng là gỗ, kim loại, bê tông. Do kiến trúc kiện đại chú trọng đến sự đơn giản, thanh thoát, cho nên khi nhìn vào tổng thể khu vườn, chúng ta sẽ cảm thấy được những đường nét, hình khối rất rõ ràng.

Một số phong cách thiết kế sân vườn đẹp đơn giản 1
Thiết kế vườn hiện đại tập trung vào kết cấu, các loại vật liệu và hạng mục tiện ích
  • Phong cách sân vườn truyền thống Việt Nam

Phong cách sân vườn truyền thống vẫn được một cộng đồng người Việt ưa chuộng bởi vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi mà nó đem lại. Chưa kể, phong cách này còn thể hiện được những giá trị phong thủy đã được ông cha ta đúc kết từ lâu.

Theo đó, khu vườn truyền thống Việt được đặc trưng bởi các chi tiết như: khoảng sân rộng rãi; “vườn sau – ao trước” – tức hồ cá, ao nước sẽ được đặt trước phần tiền sảnh của ngôi nhà; các loại vật liệu gần gũi như gỗ, tre, nứa, gạch, ngói…

Một số phong cách thiết kế sân vườn đẹp đơn giản 2
Hồ nước trước nhà là một trong những đặc trưng của phong cách nhà vườn truyền thống của người Việt
  • Phong cách Zen

Bắt nguồn từ Nhật Bản, phong cách Zen ngày càng được ưa chuộng bởi chất thiền và những triết lý ẩn sâu bên trong mà nó đem lại. Phong cách này đề cao sự tối giản và tận dụng các vật liệu tự nhiên. Đá, nước, cây cối là 3 yếu tố căn bản để tạo nên bố cục sân vườn. Trong đó, đá được xem là bộ khung “xương sống”, chúng thường được sắp xếp một cách có chủ ý để tạo thành các chủ đề dòng sông, con suối, đồi núi…

Một số phong cách thiết kế sân vườn đẹp đơn giản 3
Ứng dụng phong cách Zen trong thiết kế nhà vườn hiện đại
  • Phong cách vườn kiểu châu Âu

Đây là phong cách phù hợp với loại hình nhà biệt thự. Trong đó, diện tích sân vườn thường bằng hoặc lớn hơn so với diện tích của căn nhà.

Nguyên tắc đối xứng đặc biệt được chú trọng trong thiết kế sân vườn kiểu châu Âu. Điều này được thể hiện qua bố cục của các hạng mục trong khu vườn như khuôn viên trồng hoa, thảm cỏ, đài phun nước… Chúng thường tuân theo 3 khung hình học cơ bản là hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, với các chi tiết bên trong được phân chia thành trục ngang, trục dọc một cách rõ ràng, cân xứng.

Ngoài ra, cây cối cũng sẽ được trồng theo một đường thẳng và thường xuyên được cắt tỉa cẩn thận để tăng tính đối xứng cho khu vườn kiểu Âu.
Một số phong cách thiết kế sân vườn đẹp đơn giản 4
Tính đối xứng được đề cao trong thiết kế sân vườn kiểu châu Âu

Lưu ý gì khi thiết kế sân vườn?

  • Chọn cây trồng hợp lý

Việc lựa chọn cây trồng cần được căn cứ trên đặc điểm thời tiết, điều kiện thổ nhưỡng của từng khu vực. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải tính toán đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Một số loại cây phát triển quá nhanh đôi khi sẽ dẫn đến sự phá vỡ về cấu trúc tổng thể.

  • Chú trọng đến yếu tố phong thủy

Một khu vườn có phong thủy tốt sẽ luôn đảm bảo các đặc điểm: thông thoáng, thanh bình, có đủ nguồn ánh sáng tự nhiên; có sự kết nối giữa không gian bên trong và bên ngoài. Các hạng mục hồ nước, tiểu cảnh thường được khuyến khích trong thiết kế sân vườn. Bởi theo quan niệm, đây là các yếu tố mang đến nguồn năng lượng tốt cho ngôi nhà.

  • Đảm bảo công năng tiện ích

Nhìn chung, khu vườn cũng là một không gian sống. Vì thế, nó cũng cần đem đến những công năng hữu ích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Chẳng hạn như khu vực để làm BBQ cho những buổi gặp mặt gia đình; khu vui chơi cho trẻ nhỏ; khu tập thể thao cho người lớn… Dựa trên mong muốn, nhu cầu của mỗi cá nhân để chúng ta thiết kế sân vườn đẹp đơn giản một cách hợp lý nhất.

Các ý tưởng thiết kế sân vườn đẹp tham khảo

Các ý tưởng thiết kế sân vườn đẹp tham khảo 1
Thiết kế sân vườn kết hợp với giếng trời trong nhà
Các ý tưởng thiết kế sân vườn đẹp tham khảo 2
Góc vườn nhỏ bên hông nhà được bố trí một cách rất khoa học
Các ý tưởng thiết kế sân vườn đẹp tham khảo 3
Thiết kế sân vườn đẹp đơn giản trên sân thượng
Các ý tưởng thiết kế sân vườn đẹp tham khảo 4
Một ý tưởng khác về thiết kế sân vườn trên cao cho nhà phố
Các ý tưởng thiết kế sân vườn đẹp tham khảo 5
Với những khu đất dài, thiết kế một khu vườn phía trước sẽ đồng thời là khoảng đệm giúp ngôi nhà tránh bị khói bụi, ô nhiễm từ bên ngoài.
Các ý tưởng thiết kế sân vườn đẹp tham khảo 6
Hệ thống đèn trong vườn thường là yếu tố quan trong để tạo nên sự lung linh, huyền ảo khi về đêm

Hy vọng, qua các gợi ý trên đây, bạn đã có thêm ý tưởng để tự thiết kế sân vườn đẹp đơn giản cho mình. Nhìn chung, việc thiết kế một khu vườn tuy không quá phức tạp song vẫn cần đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng cũng như những kiến thức cơ bản về kiến trúc.

Để được tư vấn về giải pháp thiết kế, bạn đọc vui lòng để lại thông tin bên dưới bài viết hoặc liên hệ về số Hotline/Zalo: 0985.999.895. Đội ngũ kiến trúc sư Trang Kim luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc!

Nguồn tham khảo:

realhomes.com/advice/garden-design

toancanhbatdongsan.com.vn/cach-tu-lam-san-vuon-dep-a1147

cayxanhthanglong.com/tin-tuc/8-nguyen-tac-co-ban-trong-thiet-ke-canh-quan-san-vuon/

]]>
https://kientructrangkim.com/41344/thiet-ke-san-vuon-dep-don-gian/feed/ 0
Hướng dẫn cách thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng tối ưu https://kientructrangkim.com/41037/thiet-ke-nha-ve-sinh-va-nha-tam-rieng/ https://kientructrangkim.com/41037/thiet-ke-nha-ve-sinh-va-nha-tam-rieng/#respond Fri, 02 Dec 2022 04:27:54 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=41037 Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt là xu hướng thường thấy ở những căn biệt thự hoặc nhà có diện tích rộng. Cách bố trí này có những ưu – nhược điểm gì? Và làm thế nào để bố trí cả 2 không gian chức năng này theo cách tối ưu nhất? Câu trả lời sẽ có qua nội dung sau đây!

Hướng dẫn cách thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng tối ưu 1

Ưu – Nhược điểm khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng

Có khá nhiều tranh cãi xoay quanh việc nên hay không bố trí nhà vệ sinh và nhà tắm riêng. Theo đánh giá của các kiến trúc sư, việc tách biệt 2 không gian nói trên sẽ đem đến nhiều tiện lợi trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, điều kiện là ngôi nhà cần có diện tích rộng. Cụ thể, xin mời bạn tham khảo kỹ hơn qua những ưu – nhược điểm của cách thiết kế này:

Ưu điểm

Tiện lợi cho các thành viên trong gia đình

Không còn cảnh người này muốn sử dụng nhà tắm mà phải chờ kia người kia đi vệ sinh xong hay ngược lại. Các thành viên có thể sử dụng 2 không gian vào cùng một thời điểm mà không gây ảnh hưởng đến nhau. Điều này đặc biệt hữu ích và giúp tiết kiệm thời gian vào buổi sáng.

Đảm bảo yếu tố vệ sinh

Nhà tắm không chỉ là không gian để vệ sinh cá nhân mà còn là nơi thư giãn, phục hồi thể chất, tinh thần. Do đó, việc giữ cho phòng tắm sạch sẽ, thông thoáng và có mùi hương dễ chịu là điều rất cần thiết. Trong khi đó, toilet lại là nơi bài tiết chất thải, có nguy cơ sản sinh ra các loại vi khuẩn, nấm mốc, dễ bị ám mùi… Rõ ràng không thể bàn cãi, nếu 2 không gian này được tách biệt thì sẽ đảm bảo yếu tố vệ sinh hơn hẳn.

Dễ dàng trang trí và bố trí nhiều tiện ích hơn

Ưu điểm 1
Tách biệt không gian phòng tắm sẽ giúp việc trang trí chủ động và thuận tiện hơn

Do sự khác biệt về công năng, phòng tắm và nhà vệ sinh cũng gắn với những thiết bị và phong cách trang trí khác nhau. Việc tách biệt 2 không gian sẽ thuận tiện để bố trí thêm các tiện ích nội thất, cũng như trang trí theo mong muốn của gia chủ. Chẳng hạn như đối với phòng tắm, ta có thể bố trí thêm nhiều cây xanh, tranh treo tường, kệ trang trí… trong khi đó, việc bố trí toilet thì thường sẽ tối giản hơn, chủ yếu tập trung vào tính tiện nghi.

Nhược điểm

Tốn kém diện tích

Thông thường, diện tích tiêu chuẩn của nhà tắm có toilet chung là từ 4 – 6m2. Tuy nhiên, nếu chia làm 2 không gian riêng biệt,  diện tích của nhà tắm về cơ bản cũng sẽ không có sự chênh lệch quá nhiều. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ cần thêm diện tích để bố trí toilet riêng. Vậy nên, với những ngôi nhà có diện tích vừa – nhỏ hoặc căn hộ chung cư thì việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng sẽ rất bất khả thi.

Nhược điểm 1
Thiết kế phòng tắm và nhà vệ sinh riêng thường khó khả thi với nhà hẹp

Kinh phí cao hơn

Cho dù cùng một diện tích, nếu tách biệt 2 không gian thì cũng đồng nghĩa với việc nguyên vật liệu xây dựng, các thiết bị nội thất, trang trí… cũng sẽ tăng lên. Nói chung, việc thiết kế phòng tắm và nhà vệ sinh riêng sẽ “ngốn” thêm một phần chi phí đáng kể.

Bố cục nhà vệ sinh riêng và phòng tắm riêng

Bố cục nhà vệ sinh riêng

Bố cục nhà vệ sinh riêng 1
Bố cục nhà vệ sinh riêng thường thấy

Bố cục của một nhà vệ sinh cơ bản sẽ gồm một bồn cầu và một bồn rửa. Trong đó, khoảng cách tối thiểu giữa 2 thiết bị này là 40cm. Lý do nhằm đảm bảo thuận tiện cho việc di chuyển cũng như đủ thoải mái trong việc sử dụng cả 2 chức năng.

Diện tích khuyến nghị cho toilet riêng là từ 1.2m2 – 1.5m2.

Bố cục nhà tắm riêng

Bố cục nhà tắm riêng 1
Bố cục nhà tắm với toilet tách biệt tham khảo

Đối với phòng tắm, bố cục được chia thành 2 khu vực khô – ướt riêng biệt. Trong đó, khu vực ướt là nơi gắn với hoạt động tắm, giặt… tương ứng với các thiết bị như bồn tắm, vòi sen. Khu vực khô phục vụ cho các hoạt động như thay quần áo, trang điểm, rửa tay… gắn với các thiết bị như lavabo, bệ rửa, gương soi… và thường được bố trí gần cửa ra vào.

Theo tiêu chuẩn chung, diện tích khuyến nghị cho phòng tắm là từ 2.5m2 – 4m2. Với không gian biệt thự và gia chủ hướng đến việc thiết kế phòng tắm kiểu thư giãn hoặc spa tại nhà, diện tích có thể lên đến 10m2 – 12m2.

Lưu ý trong thiết kế nhà vệ sinh và phòng tắm riêng

Dù phòng tắm được thiết kế tách biệt hay có toilet chung thì đều cần phải tuân thủ các nguyên tắc về vị trí; đảm bảo các phân khu chức năng cũng như yếu tố thông gió chiếu sáng.

Vị trí

Nhà vệ sinh và nhà tắm nên nằm liền kề hoặc quay lưng với nhau và bố trí ở góc cuối của căn nhà. Có nguyên tắc “tọa hung hướng cát” – tức là khu vực vệ sinh được đặt ở vị trí xấu nhưng nhìn về hướng tốt.

Đối với nhà có tầng lầu, nhà vệ sinh và nhà tắm được bố trí trên một trục thẳng đứng sẽ thuận tiện cho việc cấp thoát nước.

Đối với nhà có hành lang, đặt nhà vệ sinh và nhà tắm dọc cuối hành lang thay vì để hành lang thông thẳng vào 2 không gian này. Vì theo nguyên tắc phong thủy, đây là cách bố trí không tốt.

Vị trí 1
Khu vực vệ sinh thường nằm ở góc cuối của ngôi nhà

Các phân khu chức năng

Một nhà vệ sinh cơ bản luôn được chia thành 2 khu vực khô – ướt và đảm bảo 3 chức năng: cầu – rửa – tắm. Trong trường hợp thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng, chúng cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.

Đối với khu vực toilet

Nhằm đem đến sự thoải mái cho người dùng, khoảng cách khuyến nghị từ bồn cầu đến các vật dụng xung quanh (tường, vách ngăn, vòi xịt…) tối thiểu là 38cm. Do được thiết kế tách biệt với phòng tắm, toilet nên được bố trí một lavabo riêng và một kệ nhỏ để đặt các vật dụng cần thiết như xà bông, nước diệt khuẩn… để sử dụng sau mỗi lần đi vệ sinh.

Đối với nhà tắm

Bố trí sao cho khu vực khô và ướt được tách bạch một cách rõ ràng. Trong đó, khu vực khô nên nằm gần cửa ra vào; khu vực ướt nằm phía trong cùng.

Các phân khu chức năng 1
Sự tách bạch giữa 2 khu vực khô – ướt trong thiết kế nhà tắm là rất cần thiết

+ Khu vực khô: các thiết bị cần thiết là lavabo, gương soi, kệ xà phòng, thanh vắt khăn. Ngoài ra, có thể bố trí thêm các vật dụng hữu ích khác như tủ đựng đồ, chậu cây; tranh ảnh trang trí… Lavabo đặt bàn sẽ đem đến sự sang trọng, hiện đại và phù hợp với phong cách nhà tắm riêng hơn sản phẩm lavabo gắn tường. Khoảng cách từ mặt lavabo đến mặt đất dao động khoảng 75cm – 80cm sẽ phù hợp với chiều cao của người Việt.

Ngoài ra, gia chủ cũng có thể đặt các thiết bị máy giặt, máy sấy quần áo tại khu vực khô của phòng tắm.

+ Khu vực ướt: gồm sen tắm, bồn tắm, kệ để hóa mỹ phẩm, thanh treo, móc đồ… Thông thường, bồn tắm được bố trí sát góc tường để nhường không gian, diện tích cho các hoạt động khác. Sen tắm thường được lắp đặt cuối phòng tắm, nhằm mục đích hạn chế nước chảy ra sàn phòng tắm.

Cần chú ý sử dụng loại gạch lát chống trơn trượt cho khu vực phòng tắm, đặc biệt là khu vực ướt. Sàn nhà tắm nên có độ dốc dao động từ 3 – 5 độ về phía miệng cống thoát nước. Sàn nhà tắm phải được thiết kế thấp hơn sàn nhà từ 5 -10 cm để tình trạng nước thoát không kịp dẫn đến tràn lên sàn nhà, gây mất vệ sinh.

Thiết bị vệ sinh

Tương ứng với mỗi phân khu chức năng, chúng ta cần lắp đặt các thiết bị vệ sinh như đã đề cập bên trên. Bên cạnh đó là một số khuyến nghị sau:

+ Chỉ lắp đặt các thiết bị cần thiết, có nhu cầu sử dụng để tránh tình trạng nhiều thiết bị rườm rà, tốn diện tích.

+ Màu sắc, chất liệu thiết bị vệ sinh đồng bộ với nhau. Chẳng hạn, các thiết bị như sen tắm, vòi xịt, vòi rửa… nên cùng một chất liệu hợp kim.

+ Sử dụng các thiết bị vệ sinh đạt chất lượng để đảm bảo an toàn và mỹ quan; đồng thời hạn chế tình trạng hoen gỉ, ố màu sau thời gian sử dụng.

+ Chiều cao, khoảng cách lắp đặt thiết bị nên tuân theo khuyến nghị của kiến trúc sư để đảm bảo trải nghiệm thoải mái nhất khi sử dụng.

Thiết bị vệ sinh 1
Khuyến nghị về khoảng cách và độ cao của một số thiết bị vệ sinh

Ánh sáng và thông gió

Nhằm giảm thiểu tình trạng bức bí cũng như ẩm ướt, nấm mốc… phòng tắm và toilet riêng đều cần thiết kế thông gió và chiếu sáng một cách khoa học. Tùy vào vị trí của phòng tắm và nhà vệ sinh, hãy bố trí sao cho lấy được nguồn ánh sáng và gió tự nhiên. Dưới đây là một số điểm lưu ý:

+ Lắp quạt thông gió tại vị trí trung tâm của căn phòng.

+ Trong trường hợp không lắp quạt thông gió, cả phòng tắm và nhà vệ sinh nên có ít nhất 1 cửa sổ với diện tích tối thiểu là 0,3m2.

+ Lắp đèn tại vị trí trung tâm để có thể chiếu sáng cho toàn bộ không gian. Bóng đèn có chỉ số chống nước cao để đảm bảo an toàn.

+ Ổ cắm điện, công tắc đèn đặt phía xa nguồn nước, có GFCI (ngắt mạch nối đất) bảo vệ.

Trang trí

Nhà vệ sinh

Theo một số nghiên cứu khoa học, bố trí nhà vệ sinh theo phong cách tối giản, màu sắc tươi sáng (thường là màu trắng) sẽ đem đến cảm giác sạch sẽ, an toàn. Mặt khác, sự tối giản và tươi sáng còn có tác dụng giúp không gian trở nên thông thoáng hơn; cũng như giúp gia chủ dễ dàng phát hiện các vết bẩn để vệ sinh kịp thời.

Nhà tắm

Khác với nhà vệ sinh, nhà tắm cho phép sáng tạo trong thiết kế và trang trí nhiều hơn. Bên cạnh việc chọn lựa vật liệu lát sàn, gạch ốp tường để làm màu sắc chủ đạo, sự phân bổ thiết bị, vật dụng một cách khoa học sẽ đem đến mỹ quan cho phòng tắm. Chẳng hạn, các dụng cụ vệ sinh cần có không gian lưu trữ riêng. Giá đỡ, móc treo sẽ khiến đồ đạc gọn gàng hơn. Và một ít cây xanh, hoa lá sẽ đem đến sự hài hòa, gần gũi với thiên nhiên.

Trang trí 1
Tủ, kệ để lưu trữ đồ đạc và giữ cho phòng tắm luôn gọn gàng
Dù được thiết kế tách biệt, sự “kết nối” giữa và vệ sinh và nhà tắm vẫn rất cần thiết. Bạn có thể đồng bộ trong cách bày trí 2 không gian này bằng cách sử dụng chung một loại gạch ốp tường, sơn cùng một màu sắc chủ đạo…

Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt

Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 1
Cách bố trí phòng tắm và toilet riêng tối ưu diện tích với khu vực bồn rửa chung
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 2
Sự đơn giản tạo nên vẻ đẹp bền vững cho không gian vệ sinh, chẳng hạn như với cách sử dụng gạch lát sàn và tường đồng bộ như thiết kế này.
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 3
Tông màu gỗ đem đến cảm giác ấm cúng hơn bao giờ hết. Việc sử dụng khung kính để ngăn cách khu vực toilet với phòng tắm vừa đảm bảo vệ sinh vừa đáp ứng tính thẩm mỹ.
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 4
Một ví dụ khác về phòng tắm kính
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 5
Không gian nhà vệ sinh cho biệt thự với thiết kế thư giãn, tầm nhìn thông thoáng.
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 6
Gợi ý về cách sử dụng màu đen để tạo điểm nhấn cho không gian vệ sinh
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 7
Trên thực tế, màu đen ngày càng được ưa chuộng trong phong cách thiết kế Luxury – sang trọng và đẳng cấp
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 8
Cách bố trí nhà vệ sinh và nhà tắm gần phòng ngủ
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 9
Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng cho nhà có diện tích vừa – nhỏ
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 10
Phòng tắm phong cách Nhật với hoa văn tường độc đáo.

Nhìn chung, thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng sẽ gia tăng tính tiện nghi, thoải mái cho người sử dụng. Đặc biệt, trong cuộc sống với nhiều bộn bề và áp lực, chúng ta ngày càng mong muốn đầu tư nhiều hơn cho không gian riêng tư của mình. Với những gợi ý trên đây, hy vọng bạn đọc có thêm thông tin hữu ích để ứng dụng vào thực tế ngôi nhà tương lai. Để được chuyên gia tư vấn thêm về thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm, liên hệ ngay với Trang Kim nhé!

Hotline/Zalo: 0985.999.895

Nguồn tham khảo:

tessandluke.com.au/journal/bathroom-layouts-and-the-importance-of-a-separate-toilet

smartlivingvietnam.com/thiet-ke-nha-ve-sinh-va-nha-tam-rieng/

rangos.vn/cach-bo-tri-thiet-bi-trong-nha-ve-sinh

]]>
https://kientructrangkim.com/41037/thiet-ke-nha-ve-sinh-va-nha-tam-rieng/feed/ 0
Tổng hợp cẩm nang thiết kế phòng tắm 4m2 https://kientructrangkim.com/41223/thiet-ke-phong-tam-4m2/ https://kientructrangkim.com/41223/thiet-ke-phong-tam-4m2/#respond Wed, 23 Nov 2022 08:48:06 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=41223 Phòng tắm 4m2 được xem là kích thước tiêu chuẩn tại nhiều ngôi nhà Việt hiện nay. Tuy vậy, để bố trí cả hai công năng nhà vệ sinh – nhà tắm trong khoảng không gian 4m2 không hẳn là một bài toán kiến trúc dễ dàng. Tham khảo ngay cẩm nang thiết kế phòng tắm 4m2 sau đây để hóa giải điều này!

Thiết kế phòng tắm 4m2

Bố cục của phòng tắm 4m2

Thông thường, một phòng tắm nhỏ có kích thước dao động từ 2.5 – 3m2; phòng tắm cỡ vừa từ 4 – 6m2; phòng tắm lớn có kích thước từ 8 – 12m2. Nhìn chung, phòng tắm 4m2 tuy không quá chật, nhưng cũng không phải là diện tích đủ lớn. Do đó mà bố cục trên nền diện tích này đòi hỏi phải có sự tính toán hợp lý để đem đến tính thoải mái và hữu dụng cho người dùng. Hãy cùng tham khảo một số gợi ý về bố cục bên dưới:

 

Bố cục của phòng tắm 4m2 1
Một số bố cục trong thiết kế phòng tắm 4m2
Bố cục của phòng tắm 4m2 2
Nếu sắp xếp bố cục hợp lý, phòng tắm 4m2 có thể bao gồm cả bồn tắm mà vẫn đủ thoáng

Nhìn chung, chúng ta có thể xây dựng bố cục phòng tắm theo nhiều kiểu dạng khác nhau. Tuy nhiên, kích thước hình chữ nhật vuông vắn luôn được khuyến khích hơn cả. Vì trong một diện tích không quá rộng, việc có quá nhiều góc cạnh sẽ khiến không gian trở nên “tù” hơn
.

Mặt khác, trong bố trí phòng tắm cần chú ý các điểm sau;

+ Nên thiết kế tách biệt phòng tắm – toilet bằng vách kính hoặc rèm che để đảm bảo tính vệ sinh cũng như sự riêng tư.

+ Khoảng cách giữa các thiết bị bồn rửa – bồn cầu – bồn tắm tối thiểu là 50cm; khuyến nghị là 75cm nhằm thuận tiện cho việc di chuyển.

+ Cửa phòng tắm có chiều rộng từ 80cm để ra vào thoải mái.

+ Các thiết bị vệ sinh, kệ treo khăn, để giấy… phải được bố trí phù hợp với tầm với của người dùng.

Các điểm chính trong thiết kế phòng tắm 4m2

Vị trí đặt phòng tắm

Trong quan niệm của nhiều người Á Đông, phòng tắm, cũng như nhà vệ sinh, là nơi chứa nhiều khí âm, năng lượng xấu. Còn nếu diễn giải một cách khoa học thì đây là nơi dễ sản sinh ra vi khuẩn, nấm mốc. Cho nên về mặt kiến trúc, người ta sẽ không đặt phòng tắm tại trung tâm ngôi nhà hoặc đối diện phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ… Vị trí phù hợp nhất thường là ở góc cuối căn nhà hoặc góc cuối bên cạnh hành lang.

Vị trí đặt phòng tắm 1
Phòng tắm thường được bố trí tại góc cuối của ngôi nhà

Bên cạnh đó, nhiều ngôi nhà hiện nay có xu hướng xây phòng ngủ với nhà vệ sinh khép kín để thuận tiện cho sinh hoạt cá nhân. Trong trường hợp này, giữa hai không gian phải có sự phân cách hợp lý. Đồng thời, tránh để cửa ra vào phòng tắm đối diện với cửa phòng ngủ hoặc giường ngủ.

Phân bổ công năng

Phòng tắm được chia thành 2 phân khu chức năng:

  • Khu vực vệ sinh

Còn gọi là khu vực khô – là nơi phục vụ cho các nhu cầu vệ sinh cá nhân, thay đồ, trang điểm, rửa tay, rửa mặt… Tương ứng, các vật dụng được bố trí tại đây bao gồm bồn cầu, bồn rửa, gương soi, tủ kệ để vật dụng hóa mỹ phẩm.

  • Khu vực tắm

Còn gọi là khu vực ướt, nhằm phục vụ nhu cầu tắm giặt – tương ứng với các thiết bị bồn tắm, vòi sen.

Về mặt khoa học công năng, khu vực khô nên nằm gần cửa ra vào và ngược lại, khu vực tắm nằm sâu bên trong. Có thể phân tách 2 khu vực bằng vách kính, rèm, giật cấp. Sàn ở khu vực ướt thấp hơn để nước không tràn qua khu vực khô.
Phân bổ công năng 1
Phân bổ không gian hợp lý để đáp ứng 2 phân khu chức năng

Bố trí sàn và vách tường

Sàn và vách tường cũng cần được xem xét khi thiết kế nhà tắm 4m2.

+ Độ dốc của mặt sàn tối thiểu là 0.5%; lý tưởng nhất từ 1 – 2%. Nền của phòng tắm thấp hơn nền nhà khoảng 5cm để ngăn nước tràn ra các khu vực khác của ngôi nhà. Miệng hố thoát nước thấp hơn sàn phòng tắm 10mm.

+ Độ cao khuyến nghị của vách tường là 2.2m. Nếu có điều kiện, nên ốp gạch full tường hoặc ít nhất cao khoảng 1.2m tình từ mặt sàn. Điều này nhằm giúp cho tường phòng tắm ít bị tiếp xúc với nước, lâu dài sinh ra ẩm mốc, bong tróc.

Thiết bị vệ sinh

Thiết bị vệ sinh quyết định đến 70% tính công năng lẫn thẩm mỹ cho phòng tắm. Với xu hướng đề cao sự tiện nghi hiện nay, một phòng tắm không nhất thiết phải quá rộng, tuy nhiên cần đảm bảo đầy đủ thiết bị cần thiết. Cụ thể bao gồm:

+ Bồn cầu và các thiết bị liên quan như vòi xịt, bộ xả nước, hộp hoặc thanh treo giấy vệ sinh. Độ cao khuyến nghị từ mặt sàn đến bệ ngồi là 40cm. Vòi xịt và hộp để giấy để cách mặt đất khoảng 70 – 75cm sẽ phù hợp với tầm tay người Việt. Mời bạn tham khảo hình bên dưới:

Thiết bị vệ sinh 1
Độ cao khuyến nghị của bồn cầu và các thiết bị đi kèm.

+ Thiết bị tắm: gồm vòi sen, bồn tắm, bình nóng lạnh… Nếu bố trí bồn tắm, nên đặt sát góc tường để tiết kiệm diện tích. Chiều dài tối ưu của bồn tắm là 150cm; độ cao khuyến nghị là 60cm. Đối với vòi sen, chiều cao tối thiểu là 185cm.

+ Lavabo và bộ vòi rửa đi kèm. Khoảng cách từ mặt sàn đến lavabo hợp lý là từ 75 – 80cm.

+ Nhóm phụ kiện gồm giá, kệ, móc treo; tủ lưu trữ đồ đạc; gương soi; phễu thoát nước, máy hút mùi…

Theo phong thủy, nên bố trí gương phòng tắm sao cho vừa tầm để soi được ít nhất 1/3 cơ thể – từ ngực đến đỉnh đầu. Mặt khác, lúc soi gương, từ đỉnh đầu đến mép gương phải thừa ra một khoảng trống đủ thông thoáng, bằng khoảng 1/3 độ cao của chiếc gương.

Hệ thống điện, thông gió, chiếu sáng

  • Hệ thống điện

+ Dây điện đi ngầm trong tường, các dây điện cần được bảo vệ cẩn thận trong ống gen.

+ Ổ cắm điện đặt xa nguồn nước tối thiểu 185cm. Để an toàn tuyệt đối, tốt nhất không nên bố trí ổ cắm trong phòng tắm.

+ Tương tự, công tắc đèn nên nằm ở bên ngoài để cách xa nguồn nước. Bạn có thể bố trí gần cửa ra vào nhà tắm.

  • Chiếu sáng

+ Nếu có điều kiện, gia chủ có thể cân nhắc bố trí một khoảng giếng trời nhằm lấy ánh sáng tự nhiên cho phòng tắm.

+ Sử dụng đèn chiếu sáng có độ chống ẩm tốt. Nên lắp đặt đèn trần thay vì các loại đèn treo.

  • Thông gió

Hệ thống thông gió cho phòng tắm 4m2 là một cửa sổ có diện tích tối thiểu 30cm2. Ngoài ra, có thể bố trí quạt thông gió với đường kính từ 25 – 30cm. Thiết bị này sẽ giúp lưu thông không khí từ trong ra ngoài, khử mùi và hạn chế tình trạng tích tụ hơi nước, nấm mốc.

Hệ thống điện, thông gió, chiếu sáng 1
Quạt thông gió là giải pháp hữu ích đối với nhà tắm ở các căn hộ trong thành phố

Trang trí nội thất

Đặc thù phòng tắm là nơi ẩm ướt, do đó mà từ các loại tư như gạch ốp lát cho đến các vật dụng nội thất như gương, tủ, kệ… đều cần có độ bền cao, chống ẩm tốt.

Theo chia sẻ của kiến trúc sư, khi thiết kế phòng tắm 4m2, chúng ta không nên “tham chi tiết”, trang trí nội thất rườm rà. Chỉ cần tạo điểm nhấn bằng gương, chậu cây xanh, bình hoa hoặc một bức tranh đơn giản. Nhìn chung, sự tối giản trong phong cách nội thất sẽ giúp phòng thông thoáng cũng như gọn mắt hơn.

Một số bí kíp “nới rộng” phòng tắm 4m2

Bằng một vài “tiểu xảo” và sự khéo léo trong cách thiết kế, phòng tắm 4m2 của bạn sẽ đem đến cảm giác thông thoáng, rộng rãi hơn diện tích thật.

Cách sử dụng màu sắc để không gian trở nên rộng hơn

Một không gian rộng rãi hay chật chội có thể được quyết định bởi sự tương quan trong cách pha màu sắc. Sử dụng quá nhiều màu tối khiến không gian như bị co lại, và trái ngược, sử dụng màu sáng một cách hợp lý sẽ khiến cho cảm giác về không gian mở rộng ra nhất nhiều.

Theo đó, khi thiết kế phòng tắm, việc phối hợp giữa gạch lát sàn với màu tường rất quan trọng. Màu sắc chủ đạo được khuyến nghị là kem, trắng, vàng nhạt, ghi xám nhạt, xanh nước biển… Mặt khác, phòng tắm sáng màu cũng thuận tiện cho việc lau chùi, vệ sinh hơn.

Một tip nhỏ là gia chủ có thể sử dụng các gam màu có tính đối lập, tương phản cao, ví dụ như đen – trắng. Trong đó, màu đen làm viền hoặc tạo đường biên giới giữa các khoảng tường. Điều này sẽ làm cho các bức tường như bị đẩy lùi hơn, và vì thế không gian có cảm giác rộng hơn.
Cách sử dụng màu sắc để không gian trở nên rộng hơn 1
Sự kết hợp giữa 2 gam màu đối lập trong thiết kế nhà tắm 4m2

Lựa chọn loại gạch ốp lát phù hợp

Chúng ta đều biết rằng, gạch ốp lát trong phòng tắm luôn đòi hỏi có độ chống trượt tốt, chống thấm cao. Bên cạnh đó, chọn đúng loại gạch cũng giúp nâng tầm không gian đáng kể.

+ Ưu tiên gạch ốp lát với khổ lớn nhằm hạn chế những đường kẻ ngăn cách giữa các ô gạch. Điều này sẽ tạo ra cảm giác liền mạch, khiến căn phòng tắm như một thể đồng nhất. Nhờ đó, căn phòng sẽ khiến người dùng dường như thấy rộng rãi hơn.

+ Gạch sáng màu với độ bóng nhẹ sẽ có khả năng phản xạ lại ánh sáng, khiến chúng ta khó cảm nhận được diện tích thật sự của căn phòng.

Lựa chọn loại gạch ốp lát phù hợp 1
Gạch cỡ lớn giúp không gian phòng tắm trở nên “liền mạch” hơn

Thiết kế không gian lưu trữ khoa học

Một yếu tố không thể bỏ qua khi thiết kế phòng tắm 4m2 chính là việc sắp đặt không gian lưu trữ sao cho gọn gàng, khoa học. Thay vì sử dụng nhiều móc hay thanh treo hay, sử dụng tủ, kệ sẽ vừa giúp tăng diện tích lưu trữ vừa khiến đồ đạc được sắp đặt ngăn nắp.

Bên cạnh đó, việc bố trí không gian lưu trữ theo chiều dọc sẽ khiến phòng tắm thông thoáng hơn so với cách bố trí theo chiều ngang. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các góc chết như dưới bồn rửa mặt, khoảng tường phía trên bồn vệ sinh…

Một số tips thiết kế phòng tắm 4m2 thông thoáng khác

  • Sử dụng gương để “ăn gian” diện tích

Không chỉ phục vụ cho mục đích để soi, gương còn có tác dụng phản chiếu lại không gian thông qua bề mặt kính. Nhờ đó, tạo ra hiệu ứng đánh lừa thị giác vô cùng hiệu quả. Gương lắp đặt trong phòng tắm nên có hình tròn hoặc hình chữ nhật, như vậy sẽ tạo được sự hài hòa, cân đối.

Một số tips thiết kế phòng tắm 4m2 thông thoáng khác 1
Gương là vật dụng không thể thiếu trong bố trí phòng tắm
  • Sử dụng vách ngăn kính

Trong thiết kế phòng tắm hiện đại, các kiến trúc sư thường ưu tiên bố trí vách ngăn kính để phân chia khu vực tắm và khu vực vệ sinh. Lý do vì kính có cấu tạo trong suốt, ánh sáng vẫn có thể xuyên qua được, nhờ đó giúp căn phòng tươi sáng, thoáng đãng hơn.

Các ý tưởng thiết kế phòng tắm 4m2 tham khảo

Các ý tưởng thiết kế phòng tắm 4m2 tham khảo 1
“Đơn giản luôn là sự tính tế tối thượng”. Không cần thiết kế quá cầu kỳ nhưng mẫu phòng tắm này vẫn thu hút nhờ các chi tiết inox mạ vàng.
Các ý tưởng thiết kế phòng tắm 4m2 tham khảo 2
Trái với thiết kế bên trên, mẫu phòng tắm này có phần cầu kỳ hơn, tuy nhiên không hề gây rối mắt nhờ cách sắp đặt bố cục hợp lý.
Các ý tưởng thiết kế phòng tắm 4m2 tham khảo 3
Màu hồng được sử dụng một cách tinh tế, qua đó đem đến sự nữ tính mà không hề “sến sẩm” cho căn phòng tắm 4m2.
Các ý tưởng thiết kế phòng tắm 4m2 tham khảo 4
Thiết kế phòng tắm 4m2 ở khu vực tầng áp mái
Các ý tưởng thiết kế phòng tắm 4m2 tham khảo 5
Mẫu phòng tắm đơn giản mà sang trọng, phù hợp với loại hình căn hộ
Các ý tưởng thiết kế phòng tắm 4m2 tham khảo 6
Vẻ đẹp đẳng cấp của căn phòng tắm với tông màu đen chủ đạo.
Các ý tưởng thiết kế phòng tắm 4m2 tham khảo 7
Bạn hoàn toàn có thể bố trí bồn tắm cho căn phòng tắm 4m2 của mình.

Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã có được những gợi ý hữu ích cho việc thiết kế phòng tắm 4m2 ở ngôi nhà tương lai của mình. Thực tế, không chỉ riêng nhà vệ sinh, mà toàn bộ kiến trúc không gian sống cũng sẽ đều đòi hỏi việc bố trí cân bằng, khoa học và gắn kết với nhau. Cần giải pháp thiết kế? Liên hệ ngay Trang Kim qua số hotline 0985.999.895 để được hỗ trợ 24/7!

Nguồn tham khảo:

quatest2.com.vn/en/thiet-ke-phong-tam-4m2/

mogi.vn/news/thiet-ke-phong-tam-4m2-98525/

aeros.vn/thiet-ke-phong-tam-4m2

]]>
https://kientructrangkim.com/41223/thiet-ke-phong-tam-4m2/feed/ 0
Bí kíp chọn xi măng xây nhà chất lượng tốt https://kientructrangkim.com/40473/chon-xi-mang-xay-nha/ https://kientructrangkim.com/40473/chon-xi-mang-xay-nha/#respond Thu, 27 Oct 2022 08:35:34 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=40473 Có thể bạn chưa biết, trên thị trường hiện có đến hơn 30 loại xi măng khác nhau. Việc chọn xi măng xây nhà không chỉ dựa trên giá cả: “giá càng cao càng chất lượng”, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Cụ thể hơn, hãy tìm hiểu qua nội dung sau đây!

Bí kíp chọn xi măng xây nhà chất lượng tốt 1

Cấu tạo và vai trò của xi măng

Để chọn được xi măng chất lượng, trước tiên chúng ta cần nắm bắt được thông tin cơ bản về cấu tạo và vai trò của loại vật liệu này.

  • Cấu tạo của xi măng

Xi măng là hỗn hợp nghiền mịn của các thành phần gồm clinker, thạch cao thiên nhiên và các chất phụ gia như đất sét, vỏ sò. Trong đó clinker – sản phẩm nung thiêu kết của đá vôi và đất sét – là thành phần cốt lõi, quyết định đến tính chất của xi măng.

Thiêu kết là quá trình nén vật liệu để tạo thành một khối rắn bằng nhiệt hoặc áp suất mà không nung chảy; có tác dụng giảm độ rỗng và tăng độ bền cho vật liệu.
  • Vai trò của xi măng

Xi măng được xếp vào loại chất kết dính thủy lực, đóng vai trò như một lớp keo kết dính các nguyên vật liệu xây dựng với nhau. Công dụng quan trọng nhất của xi măng là sản xuất vữa và bê tông, giúp làm nền móng và hỗn hợp trát tường.

Các loại xi măng thường dùng trong xây dựng nhà ở

Về cơ bản, xi măng dùng trong xây dựng nhà ở có thể chia làm 3 loại: xi măng đa dụng, xi măng trộn bê tông và xi măng xây tô.

Các loại xi măng thường dùng trong xây dựng nhà ở 1
Tùy vào từng loại, xi măng có sự khác biệt về màu sắc cũng như mục đích sử dụng

Xi măng đa dụng

Xi măng đa dụng là loại xi măng có thể sử dụng cho hầu hết các mục đích xây dựng như trộn bê tông, xây, tô… Sản phẩm có mác từ 40 trở lên và giá thành ở mức trung bình.

Theo đánh giá, xi măng đa dụng được nhiều công trình dân dụng lựa chọn bởi tính tiện lợi và chất lượng ổn định, đem đến nhiều lợi ích cho chủ nhà và đơn vị thi công.

Xi măng trộn bê tông

Đây là loại xi măng có mác từ 40 trở lên và giá thành cao nhất, được thiết kế chuyên dụng cho việc trộn bê tông. Xi măng trộn bê tông có cường độ cao, sau khi trộn giữa các hạt xi măng sẽ có sự liên kết chặt chẽ, qua đó làm giảm thiểu đáng kể sự hình thành lỗ rỗng trong quá trình sản xuất bê tông, tạo nên bê tông với độ nén tốt, bền và kết dính.

Xi măng xây trát

Đây là loại xi măng có cường độ thấp, mác từ 30 trở xuống; được sử dụng chủ yếu cho mục đích xây, trát. Tương ứng với chỉ số mác thấp, giá thành của xi măng xây trát cũng thấp nhất trong 3 loại vừa nêu.

Mác xi măng là cường độ chịu nén của xi măng khi đem cấp phối hỗn hợp xi măng, cát, nước theo tỷ lệ được quy định. Chỉ số mác càng cao, xi măng càng có chất lượng tốt. Độ mác phổ biển là 30, 40, 50.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn xi măng xây nhà

Chọn xi măng theo mục đích sử dụng

Căn cứ vào mục đích sử dụng, gia chủ có thể lựa chọn xi măng xây nhà tương ứng với 3 loại đã giới thiệu bên trên. Theo tư vấn của các chuyên gia xây dựng, nhìn chung loại xi măng đa dụng có mác từ 40 trở lên sẽ phù hợp cho mọi công trình dân dụng. Tuy vậy, đối với những hạng mục quy mô nhỏ, không phải chịu lực nhiều như nhà cấp 4, tường bao… thì vẫn có thể sử dụng loại xi măng có mác thấp hơn để tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, đối với những công trình ven biển hoặc ở tại vùng nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm phèn thì gia chủ không nên dùng xi măng thông thường, mà thay bằng loại chuyên dụng chịu phèn, chịu mặn để đảm bảo tuổi thọ cho bê tông, nền móng.

Chọn xi măng theo mục đích sử dụng 1
Một số thương hiệu lớn đã cho ra mắt thị trường dòng xi măng chịu mặn, chịu phèn, ví dụ như Vicem Hà Tiên

Chọn xi măng theo tiêu chuẩn sản xuất

Theo quy định của Bộ xây dựng, các sản phẩm xi măng hỗn hợp tại Việt Nam hiện nay đều bắt buộc đạt chuẩn TCVN 6260:2009. Thông số này sẽ được thể hiện trên bao bì. Mặt khác, các chỉ số mác xi măng là PCB30 hay PCB40 hay PCB50 cũng sẽ được thể hiện rõ trên vỏ bao. Người mua có thể căn cứ theo đó để chọn xi măng có chỉ số mác phù hợp.

Chọn xi măng theo thương hiệu và giá thành

Ước tính, chi phí xi măng chiếm khoảng 7% – 9% tổng chi phí xây dựng của một căn nhà.

Mặc dù xi măng đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng, tuy nhiên chi phí bỏ ra để mua loại vật liệu này là không nhiều. Do đó, số tiền chênh lệch khi chọn giữa nhóm xi măng của các thương hiệu uy tín với các loại giá rẻ khác cũng không quá đáng kể. Theo tính toán, với một ngôi nhà có diện tích xây dựng là 200m2, chi phí chênh lệch giữa 2 nhóm xi măng chỉ khoảng từ 2 – 3 triệu đồng.

Như vậy, không nên quá cân đo đong đếm về giá cả, mà cần căn cứ theo mức độ uy tín của thương hiệu để chọn xi măng. Có thể tham khảo 5 thương hiệu nổi bật dưới đây:

  • Xi măng Hà Tiên

Đây là một trong những thương hiệu xi măng nổi tiếng và lâu đời nhất tại thị trường Việt Nam. Hai dòng sản phẩm chính của Hà Tiên là xi măng đa dụng và xi măng xây tô. Với mạng lưới phân bố rộng khắp, gia chủ có thể dễ dàng tìm mua xi măng của thương hiệu này ngay tại khu vực của mình.

Giá tham khảo: 1,81 triệu đồng/tấn.

  • Xi măng INSEE

INSEE cũng là một thương hiệu xi măng tiếng tăm tại Việt Nam. Sản phẩm INSEE được biết đến với cường độ ổn định, tính đa dụng và độ bền cao, phù hợp cho mọi công trình dân dụng.

Giá tham khảo: 1,87 triệu đồng/tấn.

Chọn xi măng theo thương hiệu và giá thành 1
Xi măng INSEE được nhiều công trình tin dùng
  • Xi măng Hoàng Thạch

Đây là thương hiệu xi măng khá nổi tiếng ở khu vực miền Bắc nước ta, với ưu điểm là sản phẩm có độ mịn cực cao, độ bám dính rất tốt. Các dòng xi măng Hoàng Thạch khá đa dạng, như: xi măng đa dụng, xi măng xây tô, xi măng rời…

Giá tham khảo: 1,62 triệu đồng/tấn.

  • Xi măng Nghi Sơn

Nghi Sơn là thương hiệu xi măng liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản, có nhà máy chính tại tỉnh Thanh Hóa. Được biết, các dòng xi măng của thương hiệu này có chất lượng ổn định, giúp tạo ra các sản phẩm bê tông, vữa xây trát, xây móng, sàn, dầm… một cách tiết kiệm.

Giá tham khảo: 1,48 triệu đồng/tấn.

  • Xi măng Bỉm Sơn

Đây cũng là một trong những thương hiệu xi măng nổi tiếng với chất lượng ổn định và giá thành hợp lý. Sản phẩm của hãng được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9000-2001, phù hợp cho tất cả những công trình dân dụng và công nghiệp. Đặc biệt phù hợp với những hạng mục yêu cầu cường độ cao, hoặc các kết cấu kiện bê tông khối lớn.

Giá tham khảo: 1,54 triệu đồng/tấn

Cách kiểm tra chất lượng xi măng

Không thể loại trừ khả năng mà người mua gặp phải loại xi măng “dởm”, không đúng thông tiêu chuẩn mô tả trên bao bì, hoặc quá hạn sử dụng… gây ảnh hưởng đến việc xây dựng. Đó là lý do mà chúng ta cần kiểm tra chất lượng của xi măng.

  • Kiểm tra thời hạn sản xuất

Xi măng có thời hạn sử dụng là 60 ngày kể từ thời điểm sản xuất. Sau thời gian này, chất lượng xi măng sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy cần kiểm tra hạn sử dụng cũng như tính toán số lượng hợp lý khi mua xi măng, tránh tình trạng chưa kịp dùng xong đã hết hạn.

  • Kiểm tra màu sắc xi măng

Cùng một chủng loại và đơn vị sản xuất thì màu sắc xi măng phải có sự đồng nhất. Màu sắc xi măng điển hình là màu xám hoặc hơi ngả xanh lục.

  • Kiểm tra độ mịn

Độ mịn là tiêu chí quan trọng của xi măng. Bạn có thể trực tiếp dùng tay để kiểm tra độ mịn của xi măng. Nếu có cảm giác thô ráp khi chà xát thì đó là loại xi măng chất lượng không tốt.

Ngoài ra, khi nâng bao xi măng lên phải cảm thấy mềm, tơi xốp. Nếu bao xi măng cứng, vón lại thành khối, cục thì khả năng cao là hàng chất lượng kém hoặc đã quá hạn sử dụng.

Cách kiểm tra chất lượng xi măng 1
Xi măng chất lượng tốt có độ mịn cao
  • Kiểm tra độ nổi 

Trọng lượng riêng của xi măng lớn hơn nước, do đó khi cho vào nước nó sẽ bị chìm. Bạn có thể dùng một lượng nhỏ xi măng để kiểm tra, nếu xi măng nổi trên mặt nước thì không nên sử dụng.

Lưu ý bảo quản xi măng đúng cách

Bên cạnh việc lựa chọn xi măng xây nhà đảm bảo chất lượng, thì vấn đề bảo quản cũng rất đáng lưu ý. Bởi lẽ, bảo quản sai cách thì xi măng tốt cũng sẽ biến thành tệ. Cần tuân thủ một số quy tắc nhất định:

– Khu vực bảo quản xi măng phải khô ráo tuyệt đối, có tường bao và mái che.

– Các bao xi măng xếp theo từng lô để dễ kiểm soát, lô nào nhập trước thì dùng trước. Nên theo nguyên tắc mỗi chồng không quá 10 bao.

– Không nên đặt xi măng trực tiếp trên mặt đất mà kê trên nền cao, hoặc trên pallet cách mặt đất ít nhất 30cm; xếp cách tường 20cm.

– Ngoài ra, phương tiện vận chuyển xi măng cũng cần đảm bảo khô ráo, xi măng khi vận chuyển được che chắn cẩn thận. Không vận chuyển xi măng chung với các loại hàng hóa khác vì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng.

Lưu ý bảo quản xi măng đúng cách 1
Xi măng cần bảo quản đúng cách để không bị giảm chất lượng

Nhìn chung, việc chọn xi măng xây nhà không quá khó. Với những thông tin trên đây, Trang Kim tin rằng bạn đọc đã có được đáp án về loại xi măng nên dùng cho công trình của mình.

Ngoài ra, để làm nên một ngôi nhà vững chắc và đạt được độ thẩm mỹ như mong muốn, còn là sự cấu thành của rất nhiều loại nguyên vật liệu khác cũng như những ý tưởng thiết kế sáng tạo, thiết thực từ kiến trúc sư. Nếu bạn đang cần tư vấn cụ thể hơn về việc xây nhà, hãy để lại thông tin bên dưới bài viết hoặc liên hệ số hotline 0985.999.895 để được Trang Kim hỗ trợ nhé!

Nguồn tham khảo:

  • vnexpress.net/chon-xi-mang-cho-can-nha-moi-2933541.html
  • cafeland.vn/tin-tuc/7-loai-xi-mang-xay-dung-duoc-ua-chuong-tai-viet-nam-111390.html
]]>
https://kientructrangkim.com/40473/chon-xi-mang-xay-nha/feed/ 0
Nhà hiện đại: Những thiết kế nổi bật nhất https://kientructrangkim.com/40701/nha-hien-dai/ https://kientructrangkim.com/40701/nha-hien-dai/#respond Tue, 11 Oct 2022 08:08:49 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=40701 Với xu hướng đề cao sự đơn giản và tiện nghi, những mẫu nhà hiện đại ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Nếu bạn đang quan tâm đến những mẫu nhà ống được thiết kế theo phong cách hiện đại, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

thiết kế nhà hiện đại

Đặc điểm của phong cách nhà hiện đại

Phong cách nhà ở hiện đại được đánh giá là phù hợp với đại đa số không gian, diện tích cũng như thuận tiện trong việc bố trí mặt bằng. Đặc biệt, với loại hình nhà ống vốn phổ biến tại các đô thị nước ta, thiết kế hiện đại sẽ giúp khắc phục nhược điểm bí bách, kém thông thoáng.

Dưới đây là 5 đặc điểm chính của phong cách nhà hiện đại:

Sự tối giản về hình thức và chức năng

Đơn giản về chi tiết và tối ưu về công năng là đặc điểm chính của phong cách nhà hiện đại. Theo đó, đường nét thiết kế sẽ được cắt tỉa gọn ghẽ để tạo sự cân bằng và hấp dẫn về mặt thị giác. Ở những ngôi nhà ống cao tầng, các chiều không gian được bố trí ngăn nắp và hiệu quả bằng cách xếp chồng lên nhau. Bên cạnh đó, các chi tiết như cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà… cũng hướng đến sự giản đơn, tránh các chi tiết thiết kế cầu kỳ hay phức tạp.

Sự phân chia không gian trong thiết kế nhà hiện đại

Những ngôi nhà hiện đại thường được thiết kế với không gian mở, mang đến cảm giác tự do và phóng khoáng. Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên công năng và vẻ đẹp ngôi nhà. Các kiến trúc sư sẽ khai thác tối đa mọi nguồn sáng như: bố trí không gian mở giữa nhà bếp và phòng khách; các khung cửa sổ lớn; trần nhà cao và rộng; nhấn mạnh vào yếu tố thiên nhiên như cây xanh… sao cho có thể làm nổi bật được ngôi nhà nhất.

Đối với nhà có diện tích nhỏ hoặc dạng căn hộ, không gian có thể phân chia theo dạng 2 trong 1 hoặc 3 trong 1 – tức tích hợp phòng khách + nhà bếp + phòng ngủ trong một không gian. Điều này vừa giúp tiết kiệm diện tích, vừa tối ưu hóa công năng sinh hoạt. 
Sự phân chia không gian trong thiết kế nhà hiện đại 1
Với những ngôi nhà hiện đại có diện tích “khiêm tốn”, bếp và phòng khách thường được thiết kế liền kề

Các loại vật liệu thường dùng

Vật liệu sử dụng cho ngôi nhà hiện đại đa dạng song đều đảm bảo tính thân thiện và bền vững. Bên cạnh các chất liệu có nguồn gốc tự nhiên như gỗ, gạch, đá… các chất liệu cơ bản như bê tông, kính, thép được sử dụng một cách hài hòa và sáng tạo.

Đối với phần sàn và tường nhà, quy cách chất liệu ốp lát cũng rất đa dạng. Trong đó, có những loại gạch, gỗ với kích thước vượt khổ để tôn lên vẻ sang trọng và cuốn hút về thị giác.

Màu sắc

Những gam màu trung tính luôn là ưu tiên hàng đầu của phong cách thiết kế hiện đại. Cụ thể, đó là các màu sắc như ghi xám, trắng, be, nâu… Việc lựa chọn màu sắc phải đảm bảo được sự hài hòa về mặt tổng thể, phù hợp với chất liệu chủ đạo và nội thất bài trí.

Xu hướng màu sắc trong thiết kế nhà ở và nội thất của năm 2022 là Veri Peri (xanh pha tím) – theo công bố của Viện sắc màu Pantone. Bên cạnh đó, những gam màu với sắc độ tươi mới như xanh dương sáng, xanh lục trầm… cũng đang được ưa chuộng. 
Màu sắc 1
Màu sắc trung tính luôn là lựa chọn hàng đầu trong thiết kế kiến trúc hiện đại

Đặc điểm về nội thất và trang trí

Đơn giản hóa về mặt trang trí nội thất cũng là đặc điểm chính trong phong cách nhà ở hiện đại. Nhưng không phải vì thế mà kém đi phần tiện nghi. Bởi vì, phong cách này sẽ hướng đến sử dụng các loại nội thất thông minh, đa công năng để đáp ứng nhu cầu sống đương thời.

Cụ thể, tính hình học được ứng dụng triệt để trong cách bố trí nội thất. Các vật dụng được phân cấp, sắp xếp theo chiều ngang – dọc mạnh mẽ; vừa đối lập vừa hòa hợp một cách tự nhiên. Phần tường thường để trống để tạo cảm giác “dễ thở” cho không gian. Và thay vào đó, các loại tủ, kệ âm tường được sử dụng rộng rãi như một giải pháp nhằm giảm bớt sự cồng kềnh và gia tăng diện tích.

Đặc điểm về nội thất và trang trí 1
Tính hình học được thể hiện rõ nét ở phong cách nội thất hiện đại

Một số xu hướng thiết kế nhà ống hiện đại nổi bật

Phong cách nhà ở hiện đại có thể được thiết kế theo nhiều xu hướng khác nhau. Dưới đây là các xu hướng thiết kế nổi bật và dự đoán sẽ còn được ứng dụng nhiều trong tương lai.

Chủ nghĩa tối giản

Được xây dựng xung quanh triết lý “Less is more” (tạm dịch: ít hơn tức là nhiều hơn); đồng thời chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách thiết kế nội thất của Nhật Bản, chủ nghĩa tối giản đề cao sự đơn giản hóa từ đường nét thiết kế cho đến kiểu dáng hay các chi tiết trang trí.

Với phong cách này, ngôi nhà sẽ giảm thiểu tối đa các chi tiết thừa, chỉ giữ lại những phần cần thiết. Màu sắc tô điểm hạn chế chỉ còn 3 – 4 màu, bao gồm: màu chủ đạo, màu nền và màu làm điểm nhấn. Ánh sáng được tận dụng triệt để và các vật dụng nội thất thông minh, đa công năng sẽ được ưu tiên.

Chủ nghĩa tối giản 1
Thiết kế mặt tiền theo phong cách tối giản

Phong cách thiết kế Eco

Eco là phong cách thiết kế xu hướng trên toàn thế giới nhờ ưu điểm thân thiện và gần gũi với môi trường tự nhiên; khuyến khích mọi người sống có trách nhiệm hơn với môi trường. Đặc điểm chính của Eco là thiết kế mở, không gian xanh, vật liệu thân thiện – có thể tái chế lại và sử dụng nhiều lần.

Về cơ bản, đường nét kiến trúc theo kiểu Eco khá gọn gàng, tối giản. Các màu sắc liên tưởng đến thiên nhiên như màu xanh của cây cỏ, màu nâu của đất, trắng của mây trời… là những gam màu đặc trưng của phong cách thiết kế này.

Phong cách thiết kế Eco 1
Lối thiết kế mở kết hợp với cây xanh sẽ là xu hướng bền vững trong tương lai

Phong cách thiết kế công nghiệp

Phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial Style) bắt nguồn từ châu Âu vào cuối thế kỷ XX, dựa trên ý tưởng tận dụng các thiết bị của nhà máy, xưởng sản xuất bị bỏ hoang. Ngày nay, đây là phong cách được nhiều gia chủ cá tính đặc biệt ưa chuộng.

Đặc trưng của nhà ở theo phong cách Industrial là sự mạnh mẽ, góc cạnh. Những gam màu tối và màu nguyên bản của gỗ, gạch, đá… được các trúc sư yêu thích sử dụng, nhằm mục đích tôn lên vẻ đẹp đẳng cấp, huyền bí. Hiện, nhiều ngôi nhà ống và căn hộ hiện đại đang được thiết kế theo phong cách này.

Phong cách thiết kế công nghiệp 1
Trang trí nội thất ấm cúng và thời thượng theo phong cách Industrial

Xu hướng thiết kế “cá nhân hóa”

Ngoài các phong cách thiết kế vừa nêu, “cá nhân hóa” cũng là một xu hướng nổi bật trong thiết kế nhà ở hiện nay. Dựa trên nhu cầu, sở thích và thị hiếu của từng cá nhân, kiến trúc sư sẽ tạo ra một ngôi nhà mang đậm chất riêng – không bị “đụng hàng” với các mẫu nhà đại trà khác. Ở đó, gia chủ sẽ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc vì không gian sống đúng với gu thẩm mỹ và thói quen sinh hoạt của mình.

Thực tế, chi phí thiết kế theo kiểu “cá nhân hóa” không hề đắt đỏ như nhiều người lầm tưởng. Tại Trang Kim, mọi công trình bất kể dù ở quy mô nào cũng đều được nghiên cứu kỹ lưỡng về cả thẩm mỹ, tiện ích và phong thủy để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trong đó, giá thiết kế nhà ống dao động chỉ từ 80.000 – 120.000 m2
Xu hướng thiết kế “cá nhân hóa” 1
Những ngôi nhà được “cá nhân hóa” cũng là xu thế nổi bật trong thiết kế kiến trúc hiện đại

Các mẫu nhà ống theo phong cách hiện đại đẹp và ứng dụng cao

Phối cảnh kiến trúc nhà ống 3 tầng 1 tum
Mẫu nhà ống 3 tầng hiện đại với cách bộ trí khoảng lùi ở mỗi tầng nhằm tránh nắng gắt và đón thêm nhiều ánh sáng. Tông màu sơn trắng kết hợp các chi tiết ốp đá màu nâu sáng tạo nên sự “ăn rơ” cho phần mặt tiền.
thiết kế nhà ống 3 tầng 3 phòng ngủ mái thái 5x10m
Nhà ống mái thái với các chi tiết trang trí mặt tiền bằng lam gỗ đang là xu hướng rất được ưa chuộng.
Phối cảnh kiến trúc mặt trước căn nhà
Điểm nhấn của ngôi nhà này chính là phần mặt tiền được vát cong vô cùng ấn tượng
Thiết kế nhà vừa ở vừa cho thuê
Kiểu nhà phố hiện đại vừa để ở vừa cho thuê
Nhà ống 2 tầng 4 phòng ngủ hiện đại
Bố trí một khoảng sân phía trước sẽ khiến không gian nhà ống “mở” hơn, cũng như đón được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn
Các mẫu nhà ống theo phong cách hiện đại đẹp và ứng dụng cao 6
Bằng cách mở nhiều cửa và tạo ra khoảng đệm để lấy ánh sáng, ngôi nhà dù diện tích nhỏ hẹp vẫn rất mát mẻ, thoáng đãng
Các mẫu nhà ống theo phong cách hiện đại đẹp và ứng dụng cao 7
Một ví dụ khác về cách bố trí cửa sổ cho những ngôi nhà ống hiện đại
Các mẫu nhà ống theo phong cách hiện đại đẹp và ứng dụng cao 8
Với xu thế sống xanh hiện đại, các kiến trúc sư luôn chú ý đưa các chi tiết thiên nhiên như cây xanh, tiểu cảnh vào công trình dân dụng một cách tinh tế nhất
Các mẫu nhà ống theo phong cách hiện đại đẹp và ứng dụng cao 9
Gỗ và kính là chất liệu có tính ứng dụng cao trong thiết kế nhà ống hiện đại

Trên đây là những đặc điểm nổi bật của phong cách nhà hiện đại; cũng như những mẫu nhà đẹp mà gia chủ có thể tham khảo để ứng dụng vào công trình thực tế của mình. Thiết kế nhà ở hiện đại không chỉ được thể hiện qua kết cấu, hình dáng hay màu sắc, mà còn đến từ sự sắp xếp, bày trí vật dụng nội thất. Nếu bạn đang mong muốn sở hữu một ngôi nhà có “gu” của riêng mình – nơi không đơn giản chỉ để sống mà còn để tận hưởng – hãy liên hệ ngay với Trang Kim để được hỗ trợ nhé!

Hotline: 0985.999.895

Email: kientructrangkim@gmail.com.

Nguồn tham khảo:

  • homify.co.uk/ideabooks/7559839/10-important-characteristics-of-modern-home-design
  • laodong.vn/bat-dong-san/nhung-xu-huong-thiet-ke-nha-dep-gay-sot-thoi-gian-gan-day-854380.ldo
  • caza.vn/magazine/5-dac-diem-cua-mot-ngoi-nha-theo-phong-cach-toi-gian-hien-dai/
]]>
https://kientructrangkim.com/40701/nha-hien-dai/feed/ 0
Chọn cát xây nhà như thế nào là đúng cách? https://kientructrangkim.com/40572/chon-cat-xay-nha/ https://kientructrangkim.com/40572/chon-cat-xay-nha/#respond Wed, 21 Sep 2022 08:21:14 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=40572 Sử dụng cát chất lượng tốt là một trong những yếu tố đảm bảo công trình đẹp, vững bền theo thời gian. Tuy nhiên, với nhiều loại cát trên thị trường hiện nay, chọn cát xây nhà sao cho đúng cách vẫn là câu hỏi khó đối với nhiều người. Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua nội dung sau đây!

Chọn cát xây nhà

Tiêu chuẩn cát xây nhà

Để chọn được loại cát phù hợp với công trình, trước hết người xây nhà cần nắm được những tiêu chuẩn cơ bản của loại vật liệu này trong xây dựng. Tùy vào mỗi loại cát, sẽ có những tiêu chuẩn riêng – tương ứng với từng mục đích sử dụng khác nhau như làm cốt liệu bê tông, vữa tô trát… Tuy vậy, về cơ bản cát xây dựng đều cần đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Nguồn xuất xứ rõ ràng: có thể là khai thác tự nhiên từ sông, suối, ao, hồ… hoặc sản xuất nhân tạo.

Lưu ý: không dùng cát biển để xây dựng – do cát biển đã bị nhiễm mặn. Muối trong cát biển sẽ gây ăn mòn bê tông, cốt thép.

+ Cùng một loại cát thì kích thước hạt cát phải có sự đồng đều; màu sắc tương đồng với nhau.

+ Đối với cát mịn, module độ lớn dao động từ 0.7 – 2.0mm; đối với cát thô: module độ lớn từ 2.0 – 3.3mm.

+ Đảm bảo độ sạch, không bị lẫn tạp chất.

+ Cát khi nhập về khô ráo, không bị ẩm ướt.

5  loại cát phổ biến trong xây dựng nhà ở

Cát vàng

Đây là loại cát có màu vàng đặc trưng, thường được sử dụng nhiều trong xây dựng. Đường kính cát vàng dao động trong khoảng 1,5 – 3mm; sạch, ít bị lẫn tạp chất. Cát vàng có đặc tính cứng và thấm hút nhanh, do đó thường được sử dụng trong các hạng mục công trình đòi hỏi khả năng chịu lực cao.

Ứng dụng chính của cát vàng là đổ bê tông, trát tường, san nền. Đối với trát tường, người ta thường trộn lẫn cát vàng với cát đen để đảm bảo độ phẳng cho bền mặt. Lý do vì kích thước hạt cát vàng khá lớn, có thể khiến bức tường trông xù xì, thiếu thẩm mỹ.

Cát vàng xây nhà
Cát vàng được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng

Cát đen

Đúng như tên gọi, cát đen được nhận biết bởi màu tối sẫm – thường là màu nâu hoặc màu gần giống với màu đen (nhưng không đen tuyền). Cát đen có kích thước nhỏ, mịn, ít bị lẫn tạp chất; giá thành lại khá rẻ nên được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng.

Ứng dụng chính của cát đen là lát nền và làm vữa trát. Cát đen không được dùng để trộn bê tông vì độ chịu lực kém hơn so với cát vàng. Mặt khác, trong cát đen lại lẫn một số tạp chất hữu cơ gây ảnh hưởng chất lượng bê tông.

Cát đen 1
Cát đen có màu tối sẫm đặc trưng

Cát san lấp

Cát san lấp thực tế chính là loại cát đen mịn, nhưng kích cỡ không đồng đều và bị lẫn nhiều phù sa, tạp chất. Trong xây dựng, loại cát này được ứng dụng để san lấp nền móng, mặt bằng, đường sá… nhằm đóng vai trò như một lớp chịu tải; làm gia tăng khả năng ổn định cho công trình.

Tiêu chuẩn đối với cát san lấp khá đơn giản: chỉ cần lượng tạp chất không vượt quá 20%. Theo đó, giá thành cát san lấp cũng rẻ nhất trong nhóm cát xây dựng – khoảng 230.000 m3.

Cát xây tô

Khi chọn cát xây nhà, hẳn nhiều người sẽ rất quan tâm đến cát xây tô vì nó được ví như lớp “da thịt” của công trình. Cát xây tô có màu nâu sẫm, hạt mịn, module độ lớn nằm trong khoảng  0.7 – 1.5mm. Để đảm bảo chất lượng xây dựng, cát xây tô phải có đặc tính sạch, ít tạp chất. Hàm lượng bùn đất, tạp chất hữu cơ không vượt quá 3% khối lượng tổng thể. Cát cần được sàn lọc cẩn thận để đạt yêu cầu kỹ thuật; không lẫn sỏi đá và các chất vón cục khác.

Cát xây tô
Chọn cát xây tô tốt để đảm bảo tường nhà cũng như công trình bền chắc

Cát bê tông

Cát bê tông có màu vàng, module độ lớn từ 2.0 – 3.3mm; độ cứng cao và bền chắc. Cát bê tông được khai thác từ nguồn gốc khoáng sản tự nhiên, giá thành cao nhất trong các loại cát xây dựng.

Tương tự như cát xây tô, cát bê tông cũng là một hạng mục vật liệu có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về mặt kỹ thuật như: không lẫn tạp chất; hàm lượng sỏi có đường kính 5 – 10mm không vượt quá 5%; hàm lượng mika trong cát không lớn hơn 1%.

Cần chú ý phân biệt giữa cát vàng xây trát và cát vàng đổ bê tông. Nếu dùng cát có độ mịn cao (module dưới 2.0mm) để trộn bê tông thì cường độ bê tông có thể bị giảm đến 30%.

Kinh nghiệm chọn cát xây nhà hữu ích

Đôi khi, chúng ta thường bắt gặp các vết rạn chân chim hay các vết nứt ở tường, cột nhà. Nguyên nhân của hiện tượng này rất có thể đến từ loại cát mà ta đã sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý và các tips kiểm tra chất lượng khi chọn cát xây nhà:

Một số lưu ý trong chọn cát xây dựng

  • Sử dụng loại cát phù hợp với hạng mục công trình. Cụ thể:

+ Bê tông: cát vàng hạt lớn

+ Xây tô: cát vàng hạt vừa hoặc cát đen

+ San lấp: có thể dùng cát đen hoặc cát vàng chất lượng kém hơn 2 loại trên để tối ưu chi phí.

Ngoài ra, tùy vào yêu cầu của từng hạng mục công trình mà đôi khi, người ta cũng sẽ pha lẫn giữa cát đen với cát vàng; cát bê tông với xây tô… Tuy nhiên, việc pha trộn cần đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu cơ lý khác.

  • Chọn cát sạch, ít tạp chất theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Lý do là vì:

+ Cát có chứa tạp chất hữu cơ sẽ làm giảm chất lượng bê tông; gây loang lỗ bề mặt công trình.

+ Cát nhiễm muối làm giảm độ bền công trình, gây hoen gỉ cốt thép.

+ Nếu xây trát bằng cát lẫn tạp chất quá mức cho phép thì bề mặt công trình sẽ bị sần sùi, ố mốc.

Theo kinh nghiệm, gia chủ nên thực hiện sàng lọc cát nhằm loại bỏ tạp chất trước khi đưa vào sử dụng. Đặc biệt là đối với cát dùng để đổ bê tông và xây trát tường. 
  • Chọn cát xây nhà tại cơ sở vật liệu uy tín

Tại các cơ sở cung ứng nguyên vật liệu uy tín, bạn sẽ dễ dàng kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của cát; lựa chọn được loại cát theo đúng quy cách quy định cũng như đúng mức giá niêm yết trên thị trường.

Một tip nhỏ là chọn mua cát tại các điểm gần công trình sẽ tối ưu chi phí vận chuyển hơn. Đồng thời, điều này cũng làm giảm thiểu việc rơi vãi, thất thoát cát trong quá trình vận chuyển.

Tips kiểm tra chất lượng cát

– Vốc một nắm cát trong tay, nắm chặt rồi mở tay ra. Nếu trên tay dính chất bẩn, bụi, bùn đất… thì khả năng cao là cát bị lẫn nhiều tạp chất.

– Thả cát vào lọ thủy tinh chứa nước. Cát sẽ lắng xuống và bùn đất nổi lên trên. Qua đó, bạn có thể ước lượng được tỷ lệ tạp chất chứa trong cát.

– Ngoài ra, cũng bằng cách cho cát vào lọ nước, nếu thấy nổi váng là cát dính dầu mỡ; nước có màu vàng là cát bị nhiễm phèn.

Tips kiểm tra chất lượng cát 1
Nếu là cát lẫn nhiều tạp chất, lòng bàn tay thường bị dính bùn, đất sét…

Bảng giá cát xây nhà tham khảo

Theo cập nhật trên thị trường, nguồn cung cát ngày càng khan hiếm. Do đó, vật liệu này đang có xu hướng tăng theo thời gian. Dưới đây là bảng giá cập nhật tham khảo. Lưu ý, giá thành cát sẽ có sự chênh lệch theo vùng miền và theo số lượng đặt hàng.

STT LOẠI CÁT ĐƠN VỊ GIÁ BÁN
1 Cát nghiền cho bê tông và vữa Đồng/m3 125,000
2 Cát vàng cỡ vừa Đồng/m3 310,000
3 Cát đen Đồng/m3 205,000
4 Cát xây tô Đồng/m3 272,727
5 Cát san lấp Đồng/m3 190,000
6 Cát bê tông (cát vàng cỡ lớn) Đồng/m3 336,363
Cát nghiền cho bê tông và vữa là loại cát nhân tạo, được sản xuất bằng cách nghiền các loại đá tự nhiên. 

Nhìn chung, việc nắm được một số kinh nghiệm cũng như giá thành khi chọn cát xây nhà sẽ giúp bạn chủ động hơn với công trình của mình. Tuy nhiên, cũng đừng quên rằng một ngôi nhà hoàn thiện còn được kiến tạo bởi nhiều yếu tố như: các nguyên vật liệu xây dựng khác, kỹ thuật thiết kế, chất lượng xây dựng…

Cần tư vấn về thiết kế và xây dựng? Liên hệ ngay hotline 0985.999.895 hoặc để lại thông tin bên dưới bài viết!

Nguồn tham khảo:

cafeland.vn/tin-tuc/cat-xay-dung-co-nhung-loai-nao-va-gia-ban-ra-sao-110672.html

https://vlxdthaohien.com/chon-cat-xay-dung-tot/

]]>
https://kientructrangkim.com/40572/chon-cat-xay-nha/feed/ 0
Nhà ống: bí kíp thiết kế mặt tiền nhà đẹp kèm mẫu tham khảo https://kientructrangkim.com/39995/mat-tien-nha-dep/ https://kientructrangkim.com/39995/mat-tien-nha-dep/#respond Thu, 18 Aug 2022 09:24:08 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=39995 Mặt tiền nhà ống có đặc điểm gì? Và làm thế nào để thiết kế mặt tiền nhà đẹp mà vẫn đảm bảo mọi công năng cần thiết, cũng như tối ưu hóa không gian, diện tích? Tất cả sẽ được giải đáp qua nội dung sau đây!

Nhà ống: bí kíp thiết kế mặt tiền nhà đẹp kèm mẫu tham khảo 1

Nhà ống và các đặc điểm chung trong thiết kế kiến trúc

Có những loại nhà ống nào?

Theo xu hướng quy hoạch đô thị tại Việt Nam, nhà ống là loại hình kiến trúc phổ biến bậc nhất hiện nay. Đặc trưng của kiểu nhà này là sự hạn chế về chiều ngang, trung bình chỉ trên dưới 5m. Vì lý do diện tích nhỏ hẹp, thiết kế nhà ống nói chung cũng như mặt tiền nói riêng đòi hỏi sự tính toán và bố trí rất khoa học.

Nhà ống được phân thành các kiểu như sau:

  • Theo số mặt tiền: nhà ống 1 mặt tiền, nhà ống 2 mặt tiền, nhà ống 3 mặt tiền (hiếm gặp).
  • Theo số tầng: nhà ống 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng…
  • Theo kiểu mái nhà: nhà ống mái bằng, nhà ống mái Thái, nhà ống mái lệch…
  • Theo phong cách kiến trúc: nhà ống cổ điển, nhà ống tân cổ điển, nhà ống hiện đại, nhà ống phong cách châu Âu.

Đặc điểm kiến trúc mặt tiền nhà ống tại Việt Nam

Đặc điểm kiến trúc mặt tiền nhà ống tại Việt Nam 1
Nhà ống – còn gọi là nhà phố – là loại hình phổ biến bậc nhất tại các đô thị lớn ở Việt Nam

– Đặc điểm chung của nhà ống là sự hạn chế về chiều rộng và hun hút về chiều sâu. Diện tích dài, hẹp nên dễ dẫn tới tình trạng bí bách, tù túng và thiếu sáng. Do đó, mặt tiền nhà ống cần hỗ trợ cho việc chiếu sáng và thông gió tự nhiên.

– Xu hướng mặt tiền nhà ống đô thị hiện nay là sử dụng các mảng miếng, hình khối mạnh mẽ nhằm mang đến vẻ đẹp hiện đại cho ngôi nhà. Về màu sắc, người ta thường ưu tiên các gam màu trung tính, tươi sáng, khi nhìn vào có cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát.

– Chất liệu cấu thành mặt tiền ngày càng đa dạng hóa. Các loại vật liệu cơ bản như gạch, bê tông, xi măng… được ứng dụng một cách linh hoạt, sáng tạo hơn. Ngoài ra, các chất liệu như nhôm, gỗ, kính, hợp kim… cũng được sử dụng rộng rãi, đem đến sự sinh động và khác lạ cho ngôi nhà.

Những yếu tố cần quan tâm trong thiết kế mặt tiền nhà ống

Về cơ bản, đánh giá mặt tiền nhà đẹp sẽ dựa trên 2 tiêu chí: thẩm mỹ và công năng. Dưới đây là 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến 2 tiêu chí này:

Mái nhà

Không có quy chuẩn trong việc lựa chọn mái nhà ống. Tùy vào phong cách kiến trúc và thị hiếu, mà người ta bố trí các kiểu mái nhà khác nhau, như: mái Thái, mái Nhật, mái lệch, mái bằng, mái vòm… Tuy nhiên, mỗi loại mái sẽ có những đặc thù riêng, cũng như đem đến diện mạo riêng biệt cho phần mặt tiền.

Có thể chia các loại mái kể trên thành 2 nhóm:

  • Mái bằng

Gồm có mái bằng hiện đại và mái bằng kiểu Nhât. Kiểu mái này đem đến diện mạo trẻ trung, hiện đại cho ngôi nhà. Mái có độ dốc thấp nên khả năng chống chịu gió bão rất bền bỉ, phù hợp với các tỉnh thành ven biển.

  • Mái dốc

Các loại mái Thái, mái Nhật, mái vòm… được thiết kế theo dạng nghiêng, dốc, khi kết hợp với đường nét vuông vức của nhà ống sẽ tạo nên một tổng thể kiến trúc mềm mại, nhịp nhàng. Đồng thời, làm tôn lên vẻ đẹp cao ráo, thanh thoát của ngôi nhà. Ngoài ra, mái dốc có ưu điểm thoát nước nhanh, tản nhiệt tốt.

Mái nhà 1
Kiến trúc mái vòm làm tôn lên vẻ đẹp mềm mại và cao ráo của nhà ống

Hệ cửa nhà

Ngoài cửa chính, một ngôi nhà ống thông thường sẽ có thêm cửa sổ, cửa ngách, cửa phụ. Với nhà 2 mặt tiền, hệ thống cửa sẽ càng được mở nhiều hơn. Cửa là một trong những bộ phận cấu thành nên mặt tiền, do đó mà việc lựa chọn kiểu dáng, vật liệu, màu sắc… cửa đều có ảnh hưởng đến diện mạo của ngôi nhà.

Với nhà một mặt tiền, theo tư vấn của các chuyên gia kiến trúc, gia chủ không nên mở cửa các tầng lầu giống hệt nhau. Vì càng lên cao, nắng gió ra vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới. Do đó, cần căn cứ vào thực tế để bố trí cửa. Mặt khác, việc bố trí cửa với sự khác nhau ở mỗi tầng cũng sẽ tạo ra điểm nhấn thú vị hơn.

Đối với nhà 2 mặt tiền, dù mở nhiều cửa ở 2 mặt khác nhau song vẫn cần phân biệt rạch ròi cửa chính – phụ. Bởi người xưa vốn có quan niệm “đa môn tắc đa khẩu” – ví nhà nhiều cửa như có nhiều miệng, gây hút và thoát gió nhiều. Tóm lại, mỗi ngôi nhà chỉ nên có một cửa chính duy nhất.

Ngoài ra, theo nguyên tắc phong thủy, cửa phụ phải nhỏ hơn cửa chính. Đồng thời, cửa chính không nên thông thẳng với cửa hậu.
Hệ cửa nhà 1
Dù nhà 2 mặt tiền mở nhiều cửa khác nhau, song vẫn cần nhấn mạnh vào cửa chính

Ban công

Ban công được bố trí tại các ngôi nhà ống cao tầng nhằm mục đích tạo khoảng không gian thoáng đãng, hỗ trợ lấy ánh sáng và gió trời. Thiết kế ban công đẹp sẽ góp phần tô điểm cho mặt tiền thêm ấn tượng.

Kiểu dáng ban công nhà phố hiện nay thường khá vuông vức, tối giản các chi tiết trang trí và chú trọng hơn vào công năng. Gia chủ có thể tự do thiết kế ban công theo sở thích cá nhân, song cần đảm bảo được sự đồng điệu, nhất quán với phong cách kiến trúc chung của ngôi nhà.

Ban công 1
Mặt tiền nhà đẹp hơn khi gia chủ biết cách bày trí ban công

Cổng nhà và cảnh quan sân vườn

Theo xu hướng sống xanh hiện đại, kiến trúc nhà ống có cổng và sân vườn ngày càng được ưa chuộng. Nếu nhìn theo nghĩa rộng, các hạng mục này cũng được xếp vào mặt tiền ngôi nhà.

– Đối với cửa cổng: độ rộng, chiều cao phải cân đối, hài hòa với diện tích khu đất cũng như kích thước ngôi nhà. Thiết kế, màu sắc của cổng có sự tương thích với tổng thể chung.

– Đối với sân vườn: tuy chỉ là một không gian nhỏ song gia chủ nên phân chia bố cục rõ ràng khi thiết kế và bố trí cây cối, tiểu cảnh… Loại cây phù hợp với mặt tiền nhà ống là loại có kích cỡ vừa, dễ trồng, không quá rậm rạp.

Một số nguyên tắc để thiết kế mặt tiền nhà đẹp

Chú trọng thông gió, chiếu sáng

Nhà ống tại các đô thị hiện đại luôn phải đối mặt với vấn đề thiếu ánh sáng và gió tự nhiên. Điều này khiến không gian bên trong thường bị tối và ngột ngạt, bí bách làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó khi thiết kế mặt tiền, cần tính toán phương án sao cho có thể hóa giải vấn đề này.

Tùy thuộc vào vị trí, phương hướng của ngôi nhà mà kiến trúc sư sẽ đưa ra những giải pháp kỹ thuật khác nhau. Một số ý tưởng thông gió, chiếu sáng ở nhà ống phổ biến là: bố trí khoảng đệm mặt tiền; sử dụng các loại vật liệu thân thiện như gạch bông gió, lam che nắng…

Chú trọng thông gió, chiếu sáng 1
Không gian bên trong nhà ống sẽ thoáng đãng và nhận đủ ánh sáng nếu mặt tiền được thiết kế hợp lý

Phân bố rõ không gian, nhu cầu sử dụng

Theo lời khuyên của giới chuyên môn, khi lên phương án thiết kế mặt tiền, gia chủ cần xác định rõ nhu cầu, mục đích mà gia đình mình hướng đến. Ví dụ mặt tiền để kinh doanh thì không gian bên trong sẽ phải thông thoáng. Hoặc giả như bạn là người đề cao sự riêng tư thì thiết kế cũng như lựa chọn vật liệu cho mặt tiền phải đảm bảo được sự yên tĩnh, giảm thiểu tiếng ồn. Ngoài ra, không ít chủ nhân muốn tận dụng mặt tiền để làm không gian sân vườn nghỉ ngơi, thư giãn thì việc phân bổ diện tích xây dựng cũng sẽ có những tính toán khác biệt.

Phong cách kiến trúc đồng nhất

Sự đồng nhất trong phong cách kiến trúc là tiêu chí quan trọng để kiến tạo mặt tiền nhà đẹp. Từ đường nét thiết kế, cách sử dụng màu sắc, chất liệu xây dựng cho đến các chi tiết như cửa, ban công, mái… nên có sự nhất quán, bám sát phong cách tổng thể của ngôi nhà.

Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả thẩm mỹ, tính cân bằng và đối xứng trong thiết kế mặt tiền cũng được đề cao. Tỉ lệ mái nhà, thân nhà, các hình khối, mảng miếng… phải được thiết kế sao cho có sự hài hòa, tạo nên một dáng nhà vừa an toàn vừa thu hút ánh nhìn.

Phong cách kiến trúc đồng nhất 1
Tính nhất quán và cân bằng được đề cao trong thiết kế mặt tiền nhà ống

Hài hòa giữa không gian bên trong và bên ngoài

Tuy rằng không gian bên ngoài mặt tiền và bên trong là tách biệt, nhưng chúng đều thuộc vào tổng thể kiến trúc ngôi nhà. Do đó, cần có sự đồng điệu về màu sắc, vật liệu; về phong cách kiến trúc. Cũng không nên quá chú trọng tô điểm mặt tiền mà bỏ qua các yếu tố bài trí bên trong.

Nhìn chung, mặt tiền nên tạo được sự tiếp nối không gian từ bên ngoài vào bên trong căn nhà.

Đảm bảo khoa học phong thủy

Trong quan niệm của người Á Đông, mặt tiền ngôi nhà là nơi mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Theo đó, mặt tiền phải thông thoáng, tươi sáng, ngập tràn sinh khí.

  • Một số tiêu chí đánh giá mặt tiền theo phong thủy:

– Vị trí phù hợp với nhu cầu và thuận tiện cho nhu cầu sống của các thành viên trong gia đình.

– Hướng mặt tiền tốt nhất là hướng Nam hoặc Đông Nam để đón được gió mát và nguồn ánh sáng ổn định. Tuy vậy, nếu mặt tiền rơi vào những hướng khác thì vẫn có thể áp dụng các giải pháp thông gió, lấy sáng.

– Các hạng mục thiết kế mặt tiền có sự hài hòa, kết hợp ăn ý với nhau. Từ đó có thể dẫn chuyển nguồn sinh khí tốt đi vào ngôi nhà.

– Với nhà 2 mặt tiền, nên thiết kế bo tròn hoặc vạt góc ở phần giao điểm của 2 trục đường, thay vì thiết kế dạng góc vuông, nhọn.

– Nên bố trí cây xanh hợp lý để tạo cảm giác tươi mát, gần gũi thiên nhiên.

Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo

Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 1

Kiểu mặt tiền với những đường nét vuông vức, khỏe khoắn đang là xu hướng được nhiều gia chủ ưa chuộng. Thay vì những mảng tường bê tông gây bí bách, ngôi nhà này được bố trí hệ lam để che nắng cũng như lấy ánh sáng và gió trời.

Hình ảnh phối cảnh nhà ống
Thiết kế tân cổ điển đem đến cho ngôi nhà ống vẻ đẹp sang trọng ngay từ vẻ bề ngoài
nhà lô 3 tầng 3 phòng ngủ 5x12m
Nhà ống 3 tầng với thiết kế mặt tiền phù hợp để kinh doanh. Với tông màu vàng nâu chủ đạo, ngôi nhà trở nên thu hút ánh nhìn bởi vẻ đẹp vừa hài hòa, vừa nổi bật.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 4
Ngôi nhà xây trên mảnh đất bị xéo. Do đó kiến trúc sư đã bố trí khoản sân phía trước để khắc phục nhược điểm này.
Thiết kế nhà ống 4 tầng 1 tum lệch tầng có gara ô tô tại Hà Nội
Phong cách thiết kế lệch tầng ngày càng được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nhà ống, nhà phố.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 6
Mặt tiền nhà đẹp với chất liệu gạch thẻ mộc mạc mà ấm cúng
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 7
Bên cạnh gạch thẻ, gạch bông gió là loại chất liệu được các kiến trúc sư thường xuyên sử dụng khi thiết kế mặt tiền nhà ống
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 8
Điểm nhấn đặc biệt của mặt tiền ngôi nhà này đến từ các vòm cửa kiểu Địa Trung Hải. Kết hợp với cây xanh giúp không gian trở nên tươi mát và sinh động.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 9
Một ý tưởng đem thiên nhiên vào nhà đáng tham khảo với những mảng cây xanh trải dọc từ tầng 1 đến tầng 3
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 10
Mặt tiền với hệ lam che bằng nhôm tạo nên một lớp bảo vệ cho ngôi nhà mà vẫn đảm bảo được yếu tố thông thoáng. Bên cạnh đó, việc mở các khoảng “ban công” nhỏ để bố trí cây xanh đã giúp ngôi nhà phố trở nên thân thiện hơn.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 11
Mặt tiền ấn tượng với hệ lam gỗ
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 12
Khối bê tông mang chức năng studio làm việc được “treo lơ lửng” ngay trục giữa ngôi nhà, đem đến hiệu ứng thị giác vô cùng ấn tượng.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 13
Ở những ngôi nhà sở hữu lợi thế về chiều sâu, gia chủ có thể bố trí khoảng sân vườn trước mặt tiền.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 14
Khoảng sân rộng vừa thuận tiện để làm nơi để xe, vừa làm giảm nắng gắt, mưa hắt vào nhà.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 15
Với mặt tiền chỉ 3.5m thì không dễ cho việc thông gió và lấy sáng. Để hóa giải nhược điểm này, kiến trúc sư đã bố trí căn nhà theo kiểu lệch tầng.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 16
Mặt tiền ngôi nhà thiết kế theo dạng đường cong chạy dọc từ đỉnh mái xuống cổng với mục đích tạo “dòng chảy” không khí và ánh sáng. Đồng thời giảm thiểu cái nắng gay gắt ở hướng Tây.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 17
Ý tưởng thiết kế mặt tiền sáng tạo cho những ngôi nhà cao tầng có chiều ngang chỉ 3m
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 18
Những khung cửa kính giúp cho mặt tiền kinh doanh tăng khả năng thu hút thị giác hơn
nhà ống 3 tầng thóp hậu đất hình thang
Mặc dù mảnh đất bị thóp hậu, nhưng nhờ kỹ thuật thiết kế và phối hợp các mảng màu sắc thông minh, ngôi nhà 2 mặt tiền trông vẫn rất cân bằng, hài hòa.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 20
Thay vì mở các khung cửa rộng, thì việc bố trí nhiều ô cửa nhỏ hình oval ở mẫu nhà này sẽ giúp đảm bảo an ninh cũng như sự riêng tư.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 21
Với những ngôi nhà 2 mặt tiền trong hẻm thì các cửa bên sẽ không mở quá nhiều để bị ảnh hưởng khói bụi, nhiều luồng khí lưu thông.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 22
Ngôi nhà 2 mặt tiền với thiết kế “cut out” táo bạo, tạo thành khu vực để xe.
Gợi ý 20+ mẫu mặt tiền nhà đẹp, sáng tạo 23
Đường nét thiết kế của ngôi nhà 2 mặt tiền vừa khỏe khoắn, vừa mềm mại

Mặt tiền nhà đẹp, khoa học, công năng là điều mà mọi gia chủ đều chú trọng. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều ý tưởng thiết thực cho ngôi nhà mình.

Nếu muốn được tư vấn cụ thể, sát với thực trạng ngôi nhà hơn, xin vui lòng liên hệ Trang Kim qua số hotline 0985.999.895 hoặc để lại thông tin bên dưới bài viết. Đội ngũ kiến trúc sư của Trang Kim luôn sẵn sàng hỗ trợ, đem đến cho bạn những phương án thiết kế tối ưu nhất!

Nguồn tham khảo:

mogi.vn/news/mat-tien-nha-ong-dep-nhung-luu-y-thiet-ke-tong-quan-70146/

caandesign.com/house-located-urban-area-facade-using-system-aluminum-screen-balconies/

www.archdaily.com/956220/tube-houses-15-projects-reinterpreting-the-narrow-vietnamese-residences

]]>
https://kientructrangkim.com/39995/mat-tien-nha-dep/feed/ 0
Định hình phong cách mặt tiền nhà ống 2 tầng https://kientructrangkim.com/39885/mat-tien-nha-ong-2-tang/ https://kientructrangkim.com/39885/mat-tien-nha-ong-2-tang/#respond Tue, 02 Aug 2022 09:22:53 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=39885 Cũng như việc đánh giá sách qua trang bìa, mặt tiền chính là nơi thu hút, tạo ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào một ngôi nhà. Mặt tiền đẹp thì giá trị ngôi nhà cũng sẽ tăng thêm đáng kể. Hãy cùng Trang Kim tìm hiểu về việc định hình phong cách mặt tiền nhà ống 2 tầng ngay sau đây!

Định hình phong cách mặt tiền nhà ống 2 tầng 1

Các kiểu mặt tiền nhà ống 2 tầng phổ biến hiện nay

Mặt tiền được hiểu là phần mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà. Nếu nhìn nhận một cách rộng hơn, mặt tiền bao gồm toàn bộ cảnh quan phía trước ngôi nhà như cổng ra vào, tường bao, hòn non bộ, lối đi vào…

Đối với nhà ống 2 tầng, người ta thường phân chia thành nhà 1 mặt tiền và 2 mặt tiền:

  • Nhà ống 1 mặt tiền: với kiểu nhà này, mặt tiền thường nằm đối diện với mặt sau (hay còn gọi là mặt phụ), tạo thành 2 bề mặt đối nghịch bao bọc căn nhà. Mặt phụ và mặt chính cần được dung hòa về thiết kế lẫn bố cục.
  • Nhà ống 2 mặt tiền: là những ngôi nhà nằm ở điểm giao nhau của 2 con đường, do đó mà có 2 mặt chính. Thường thì cả 2 mặt này sẽ được thiết kế đồng bộ, nhất quán với nhau.
Các kiểu mặt tiền nhà ống 2 tầng phổ biến hiện nay 1
Nhà ống 2 mặt tiền

Ngoài ra, còn có một số cách phân loại mặt tiền nhà ống 2 tầng như sau:

  • Theo phong cách kiến trúc: hiện đại, cổ điển, tân cổ điển…
  • Theo chiều ngang mặt tiền: 4m, 5m, 6m…
  • Theo kiến trúc mái: mái bằng, mái Thái, mái lệch…

5 yếu tố cân nhắc khi thiết kế mặt tiền nhà 2 tầng

Mặt tiền ngôi nhà thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như phong cách xây dựng, cảnh quan xung quanh, diện tích ngôi nhà… Cần xem xét các yếu tố này trước khi lên phương án thiết kế mặt tiền:

Thực trạng mảnh đất

Cụ thể bao gồm vị trí, kích thước chiều ngang và tình trạng lô đất vuông vức hay chéo góc.

  • Vị trí

Có thể nói, mặt tiền có bất lợi là chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết. Cho nên phương án thiết kế mặt tiền sẽ ít nhiều bị tác động bởi điều kiện địa lý tại khu vực xây nhà. Ngoài ra, thực trạng khu phố và kiến trúc các ngôi nhà xung quanh cũng sẽ có sự ảnh hưởng đáng kể.

Một ví dụ thường gặp là nhiều nhà phố thường bị ánh nắng phản chiếu từ mặt kính của ngôi nhà đối diện. Lúc này, gia chủ cần có phương án khắc phục như xây mặt tiền với khoảng lùi, bố trí thêm cây xanh….

  • Kích thước chiều ngang

Chiều ngang của mảnh đất cũng chính là chiều ngang mặt tiền ngôi nhà. Thông thường, nhà ống có chiều ngang phổ biến từ 4 – 6m. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mảnh đất bị hẹp với chiều ngang chỉ 2 – 3m. Đối với nhà hẹp, điều quan trọng là phải tính toán sao cho mặt tiền lấy được nhiều ánh sáng và gió nhất.

Thực trạng mảnh đất 1
Với những ngôi nhà có chiều ngang “khiêm tốn”, cần tính toán về thiết kế sao cho mặt tiền đón thêm được ánh sáng và gió.
  • Mảnh đất bị chéo góc

Nếu mặt tiền của mảnh đất bị xéo, bạn nên tham khảo sự tư vấn từ kiến trúc sư để khắc phục nhược điểm này.

Hướng nhà

– Nhà hướng Nam, Đông Nam: được xem là hướng tốt vì đón được gió mát và nguồn ánh sáng ổn định.

– Nhà hướng Tây, Tây Bắc: đón nắng gắt vào buổi chiều, dễ bị bí và nóng.

– Nhà hướng Bắc, Đông Bắc: thường bị chói nắng vào buổi sáng và gió lạnh vào mùa đông.

Như vậy, cần căn cứ theo hướng của ngôi nhà để có phương án thiết kế và chọn nguyên vật liệu mặt tiền sao cho tối ưu, khắc phục được nhược điểm thời tiết.

Phong cách kiến trúc của ngôi nhà

Nhìn chung, mặt tiền đẹp sẽ luôn có sự đồng nhất, hài hòa với tổng thể kiến trúc của ngôi nhà. Điều này được thể hiện qua màu sắc, nguyên vật liệu chủ đạo, phong cách xây dựng và cả sự đồng bộ của nội thất bên trong. Nếu mặt tiền thiếu sự nhất quán với phong cách ngôi nhà thì sẽ dẫn đến sự chênh lệch về mặt thị giác.

Công năng mặt tiền

Bạn muốn tận dụng mặt tiền để kinh doanh, cho thuê mặt bằng hay muốn một không gian sống riêng tư, biệt lập? Đây chắc chắn là điều cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lên phương án xây dựng mặt tiền. Tránh khi đã xây xong hoàn thiện mà công năng lại không phù hợp với mục đích sử dụng.

Công năng mặt tiền 1
Mặt tiền với khoảng lùi rộng để làm nơi đỗ xe

Tài chính

Với quan niệm mặt tiền là bộ mặt của cả ngôi nhà nên nhiều người thường rất chú trọng vào hạng mục này. Họ có xu hướng đầu tư thiết kế cầu kỳ cũng như sử dụng nhiều nguyên vật liệu trang trí đắt đỏ. Tuy vậy, theo các chuyên gia kiến trúc, điều quan trọng nhất là ngôi nhà phải đảm bảo được công năng cũng như đem đến sự thoải mái cho người sinh sống. Do đó, cần có sự phân bổ ngân sách hợp lý khi xây dựng.

5 hạng mục cần lưu ý khi thiết kế mặt tiền

Các hạng mục dưới đây sẽ định hình phong cách mặt tiền nhà ống 2 tầng của bạn:

Ánh sáng và thông gió

Đặc điểm của nhà ống 2 tầng, đặc biệt là ở khu vực thành phố, thường sẽ có diện tích không lớn. Thêm vào đó, mật độ nhà cao tầng xung quanh cao, gây cản trở gió và ánh sáng, khiến nhà bị bí và tối.

Vì lẽ đó mà khi thiết kế mặt tiền, vấn đề thông gió chiếu sáng cần được đặc biệt quan tâm. Mặt tiền cần tận dụng được nguồn chiếu sáng tự nhiên, đem đến sự thông thoáng cho ngôi nhà. Sử dụng gạch bông gió, lam che… là phương án mà gia chủ có thể cân nhắc.

Ngoài ra, ánh sáng còn là yếu tố giúp mặt tiền ngôi nhà trông nổi bật và hấp dẫn hơn. Có thể bố trí thêm hệ đèn xung quanh các bức tường và trụ cột phía trước nhà để kiến tạo một không gian kiến trúc hoàn chỉnh.

Hệ cửa

Hệ cửa 1
Sự nhất quán trong thiết kế hệ cửa của ngôi nhà 2 mặt tiền

Hệ cửa bao gồm cửa chính, cửa sổ, cửa cổng…  Chúng là một phần của mặt tiền ngôi nhà, vừa có ý nghĩa thẩm mỹ vừa đảm nhiệm công năng lấy gió và ánh sáng. Theo phong thủy nhà Việt, cửa chính thường được được bố trí theo nguyên tắc đối xứng, cân bằng. Vị trí bố trí cửa phụ và cửa sổ có thể linh hoạt hơn, miễn đảm bảo liên kết không gian sống bên trong với thiên nhiên bên ngoài một cách hợp lý nhất.

– Đối với nhà ống 1 mặt tiền: hệ thống cửa chính, cửa sổ nên được thiết kế đủ rộng, tạo ra sự thoáng đãng.

– Đối với nhà ống 2 mặt tiền: hệ thống cửa chính, phụ nên bố trí theo nguyên tắc trước rộng, sau hẹp. Số lượng cửa được cân đối để phù hợp với kích thước ngôi nhà.

– Đối với cửa cổng: độ rộng, chiều cao phải tương thích với diện tích khu đất.

Theo chuyên gia phong thủy, cổng ngoài và cửa chính nên được bố trí lệch, thay vì nằm trên 1 trục thẳng hàng.

Ban công

Với những ngôi nhà sở hữu một khoảng ban công ở tầng 2 thì đây cũng sẽ là bộ phận tác động đáng kể đến diện mạo mặt tiền. Theo đó, độ cao và độ vươn ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu với tổng thể kiến trúc ngôi nhà.

Diện tích ban công nhà ống thường khá hạn chế, vì thế chủ nhà cần thật sự tinh tế khi thiết kế và trang trí ban công. Tránh quá “tham” chi tiết sẽ dẫn đến rối mắt, rườm rà. Bố trí thêm cây xanh cùng hệ thống đèn chiếu sáng vào ban đêm là rất cần thiết để khu vực ban công trở nên lung linh, thẩm mỹ hơn. Ngoài ra, không nên tận dụng ban công làm nơi phơi phóng quần áo, đồ đạc, sẽ gây mất mỹ quan ở mặt tiền ngôi nhà.

Ban công 1
Ban công có thể đóng vai trò là điểm nhấn chủ đạo cho mặt tiền ngôi nhà

Vật liệu

Vật liệu sử dụng cho mặt tiền nhà ống 2 tầng cần đảm bảo 3 tiêu chí: thứ nhất, phù hợp với phong cách kiến trúc; thứ hai, đảm bảo độ bền bỉ, chống chọi được với thời tiết; thứ ba, đảm nhiệm tốt công năng bảo vệ cũng như thông gió, chiếu sáng cho ngôi nhà.

Dưới đây là các vật liệu thường dùng cho mặt tiền nhà ống:

– Gạch xây dựng, gạch trang trí, ốp lát các loại

– Lam bằng nhôm, gỗ, sắt, bê tông…

– Gạch bông gió

– Các loại đá ốp lát tự nhiên và nhân tạo

– Tấm ốp lát bằng gỗ, xi măng, nhựa giả gỗ…

Vật liệu 1
Mặt tiền với thiết kế hoàn toàn từ gạch bông gió

Màu sắc

Trên phương diện khoa học phong thủy, màu sắc mặt tiền nên tươi sáng và tương ứng với ngũ hành phương vị. Cụ thể:

  • Hướng Đông, Đông Nam: xanh lá, xanh lam, xanh da trời
  • Hướng Nam: hồng, cam, xanh ngọc, xanh lá cây
  • Hướng Tây Nam, Đông Bắc: đỏ, hồng, cam
  • Hướng Tây Bắc: trắng, ghi, sữa và kem
  • Hướng Bắc: xanh dương, ghi, xám, bạc và trắng sữa.

Tuy vậy, gia chủ vẫn có thể linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng màu sắc. Miễn là màu chủ đạo có sự tương thích với phong cách thiết kế cũng như đảm bảo được sự hài hòa, liên kết với tổng thể chung.

Các ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà ống 2 tầng tham khảo

Có nhiều quan niệm cho rằng, phong cách mặt tiền cũng chính là đại diện cho phong cách, lối sống của gia chủ. Vậy đâu là kiểu mặt tiền có thể nói lên được cá tính của bạn? Hãy cùng Trang Kim tham khảo các ý tưởng thiết kế sau đây:

Các ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà ống 2 tầng tham khảo 1
Phong cách mặt tiền hiện đại với điểm nhấn là gỗ conwood ốp tường và trần mái.
Các ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà ống 2 tầng tham khảo 2
Một ví dụ khác về việc ứng dụng gỗ conwood trong trang trí nhà 2 mặt tiền hiện đại.
Các ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà ống 2 tầng tham khảo 3
Thiết kế đường cong ở các góc vuông sẽ tạo sự mềm mại cho ngôi nhà 2 mặt tiền.
Các ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà ống 2 tầng tham khảo 4
Điểm ấn tượng của mặt tiền ngôi nhà này chính là các ô cửa vòm kiểu Địa Trung Hải. Màu sắc ghi xám kết hợp cùng các chi tiết gạch trang trí tạo nên vẻ đẹp hiện đại, thời thượng.
Các ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà ống 2 tầng tham khảo 5
Ngôi nhà ống 2 tầng với thiết kế mặt tiền đơn giản mà thu hút. Kiến trúc sư đã bố trí một khoảng hành lang ở tầng 2 để giải quyết việc lấy sáng, thông gió tự nhiên.
Các ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà ống 2 tầng tham khảo 6
Ứng dụng phong cách thô mộc Brutalism trong thiết kế mặt tiền. Bức tường bê tông khổng lồ không chỉ là điểm nhấn độc đáo mà còn đảm nhiệm tác dụng tránh nắng cho ngôi nhà hướng Tây.
Các ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà ống 2 tầng tham khảo 7
Bố trí thêm những mảng cây xanh sẽ làm nổi bật ngôi nhà sơn chủ đạo màu trắng.
Các ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà ống 2 tầng tham khảo 8
Mặt tiền nhà ống 2 tầng theo phong cách cổ điển
Các ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà ống 2 tầng tham khảo 9
Phong cách mặt tiền kiểu tân cổ điển với mái Thái rất được ưa chuộng. Thiết kế này phù hợp cho cả khu vực thành thị và nông thôn.
Các ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà ống 2 tầng tham khảo 10
Ứng dụng gạch thẻ trong trang trí mặt tiền.
Các ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà ống 2 tầng tham khảo 11
Đen hiếm khi là tông màu chủ đạo cho phần mặt tiền. Tuy nhiên, không thể phủ nhận màu sắc này đem đến hiệu ứng thị giác vô cùng mạnh mẽ và ấn tượng.

Nhìn chung, công thức cho một mặt tiền nhà ống 2 tầng khoa học, đẹp mắt sẽ là sự kết hợp hài hòa của các yếu tố vật liệu, màu sắc và hình dáng. Ngoài ra, còn là sự tính toán về mặt kỹ thuật để đảm bảo mọi công năng.

Nếu bạn vẫn chưa có phương án mặt tiền cho ngôi nhà mình, hãy tham khảo tư vấn từ đội ngũ kiến trúc sư sáng tạo và giàu kinh nghiệm của Trang Kim nhé. Vui lòng để lại thông tin bên dưới bài viết hoặc liên hệ số hotline 24/7: 0985.999.895. Trang Kim luôn sẵn lòng hỗ trợ nhiệt tình và tận tâm!

 

Nguồn tham khảo:

rawsonhomes.com.au/blog-pages/2020/september/facade-designs

xaydung.edu.vn/mat-tien-nha-ong-dep/

thuoctam.vn/loi-the-khi-so-huu-mau-nha-pho-hai-mat-tien-vi-tri-dac-dia.html

]]>
https://kientructrangkim.com/39885/mat-tien-nha-ong-2-tang/feed/ 0