Kiến Trúc Trang Kim https://kientructrangkim.com Tue, 02 Jul 2024 09:06:50 +0000 vi hourly 1 Nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà phố đẹp và hợp phong thủy https://kientructrangkim.com/33602/cau-thang-nha-pho/ https://kientructrangkim.com/33602/cau-thang-nha-pho/#respond Tue, 02 Jul 2024 07:51:43 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=33602 Cầu thang được ví như phần xương sống của ngôi nhà. Chức năng chính của cầu thang là kết nối và giúp di chuyển giữa các tầng. Về phong thủy, cầu thang chiếm vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa, lưu chuyển khí. Tìm hiểu cách thiết kế cầu thang cho nhà phố sẽ cung cấp cho gia chủ nhiều kinh nghiệm quý báu khi chuẩn bị xây dựng “tổ ấm” của mình.

Cầu thang chữ L được nhiều người lựa chọn khi thiết kế cầu thang cho nhà phố

1. Vai trò của cầu thang trong nhà phố

Ban đầu, cầu thang được tạo ra đơn thuần để phục vụ nhu cầu di chuyển trong căn nhà. Nhưng càng ngày, cầu thang càng được tích hợp thêm nhiều vai trò.

Cầu thang đẹp cho nhà phố

Những vai trò chính của cầu thang trong nhà phố:

  1.  Giúp di chuyển, kết nối giữa các tầng trong ngôi nhà: Đây chắc chắn vẫn là nhiệm vụ chính của cầu thang trong nhà.
  2. Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Một chiếc cầu thang đẹp và phù hợp với phong cách thiết kế sẽ làm tăng hiệu ứng thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  3. Lấy ánh sáng: Nhược điểm của nhà phố là bị thiếu sáng, và các ô cầu thang là vị trí hoàn hảo để giúp lấy sáng tự nhiên cho ngôi nhà.
  4. Thông khí: Khoảng trống liên thông giữa các tầng tại khu vực cầu thang là vị trí lý tưởng để thông khí cho toàn bộ ngôi nhà. Ô cầu thang với giếng trời ở phía trên giống như một “ống khói”. Nhờ dòng đối lưu liên tục hút các dòng khí bên trong nhà ra ngoài và đưa các dòng khí mới từ ngoài vào trong ngôi nhà.

2. Lựa chọn kiểu cầu thang thiết kế cho nhà phố

a. Cầu thang thẳng

☛  Kiểu cầu thang thẳng được sử dụng nhiều cho nhà phố gồm: cầu thang chữ L, cầu thang thẳng, cầu thang uốn cong, cầu thang đổi chiều, cầu thang zigzac

Ưu điểm:

+ Tạo cảm giác vững chãi, chắc chắn nhưng vẫn có độ uyển chuyển, linh hoạt.

+ Về phong thủy, những loại cầu thang này giúp các dòng khí lưu chuyển thuận lợi giữa các tầng và trong toàn bộ ngôi nhà.

Nhược điểm:

+ Các ô cầu thang chiếm nhiều diện tích của ngôi nhà.

Phác thảo cầu thang chữ L
Mô phòng thiết kế cầu thang chữ L với hai vế thang vuông góc

Cầu thang chữ L gồm 2 vế cầu thang, vế thứ 2 được được bẻ góc vuông góc với vế chân thang. Phần chiếu nghỉ đặt ở giữa 2 vế thang.

Hai vế của cầu thang đổi chiều quay góc 180 độ
Hai vế của cầu thang đổi chiều quay góc 180 độ

Cầu thang đổi chiều: vế thang thứ 2 bẻ góc 180so với vế đầu, ở giữa hai vế thang có chiếu nghỉ.

b. Cầu thang uốn cong

Loại cầu thang này có ưu điểm là tiết kiệm diện tích và tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Nhưng thiết kế cầu thang xoắn lại mắc một số nhược điểm:

  • Cầu thang không có chiếu nghỉ
  • Di chuyển không thuận lợi do bản thang nhỏ, các bậc thang thiết kế chéo.
  • Di chuyển theo hình xoắn ốc có thể gây chóng mặt nếu phải lên nhiều tầng.
  • Khó khăn khi cần mang vác các vật dụng.
Thiết kế cầu thang xoắn cho nhà phố
Thiết kế cầu thang xoắn cho nhà phố (ảnh minh họa)

Còn theo các chuyên gia phong thủy, loại cầu thang xoắn khiến dòng khí bị xoắn lại, không được lan tỏa rộng khắp các phòng trong nhà.

Đối với nhà phố, hai loại cầu thang này thường chỉ nên dùng cho nhà có diện tích quá nhỏ hoặc nhà theo phong cách thiết kế tối giản.

3. Vị trí đặt cầu thang trong nhà phố

Hai vị trí thường được lựa chọn để đặt cầu thang là giữa nhà và cuối nhà. Cầu thang không được khuyến khích đặt phía trước nhà vì vừa thiếu thẩm mỹ, ngăn cản tầm nhìn, lại không tốt cho phong thủy.

Cầu thang giữa nhà

Với cách thiết kế này, sẽ bố trí được nhiều phòng ngủ hơn cho ngôi nhà. Vì vậy phù hợp với gia đình có nhiều thành viên. Vị trí đặt cầu thang này thường sử dụng cho những ngôi nhà có lòng nhà sâu.

Hai vị trí đặt cầu thang giữa nhà
Hai vị trí đặt cầu thang giữa nhà

Song, cách bố trí này sẽ khiến không gian tầng 1 bị chia tách thành hai. Để hạn chế nhược điểm này, gia chủ có thể lựa chọn thiết kế cầu thang xoay dọc, sẽ tạo được một không gian gần như liên hoàn ở tầng 1.

Cầu thang đặt ở vị trí giữa nhà nhưng được xoay dọc
Cầu thang đặt ở vị trí giữa nhà nhưng được xoay dọc

Cầu thang cuối nhà

Cầu thang ở cuối nhà tạo được không gian liên hoàn ở tầng 1. Trong khi các phòng ngủ ở tầng trên sẽ có diện tích lớn. Nhờ vậy thiết kế phòng ngủ sẽ linh động hơn. Có thể bố trí thêm trong phòng ngủ góc làm việc, góc đọc sách hoặc bàn ghế sofa…

Cầu thang được đẩy về cuối nhà
Cầu thang được đẩy về cuối nhà

Tuy nhiên, cách đặt cầu thang cuối nhà lại làm hạn chế số lượng phòng ngủ nên không thực sự thích hợp cho gia đình có nhiều người. Ngoài ra, với căn nhà có lòng nhà quá sâu cũng không thích hợp sử dụng cách bố trí cầu thang này.

4. Các nguyên tắc trong thiết kế cầu thang cho nhà phố

Dù là lựa chọn loại cầu thang nào thì khi thiết kế cũng cần tuân thủ các nguyên tắc trong thiết kế cầu thang. Sau đây là những nguyên tắc trong thiết kế cầu thang mà gia chủ nên nắm được.

 ☛ Đảm bảo sự an toàn

Ngôi nhà hay bất cứ công trình kiến trúc nào thì tính an toàn luôn cần đặt lên hàng đầu. Cầu thang không được thiết kế khoa học, hợp lý thì rất dễ gặp phải tai nạn như vấp, té khi lên xuống. Cần luôn tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật trong thiết kế cầu thang để đảm bảo tính an toàn.

Bề mặt bậc thang cần sử dụng các vật liệu chống trơn trượt như gỗ, hoặc đá đã qua xử lý nhám. Trong đó bề mặt đá sẽ có ưu điểm là khả năng chịu lực cao hơn. Có thể thêm phần nẹp trang trí để tăng thẩm mỹ và chống trượt cho cầu thang.

Đảm bảo an toàn khi thiết kế cầu thang cho nhà có trẻ nhỏ
Đảm bảo an toàn khi thiết kế cầu thang cho nhà có trẻ nhỏ

Lưu ý:

  • Cầu thang không quá dốc, độ dốc lớn sẽ gây mất sức khi leo cầu thang.
  • Các bậc cầu thang phải thấp để người già và trẻ nhỏ di chuyển thuận tiện.
  • Cầu thang phải có tay vịn và tay vịn không quá cao.
  • Tăng số chiếu nghỉ nếu khoảng cách hai sàn cao, diện tích chiếu nghỉ không quá nhỏ.
  • Sử dụng sàn gỗ hoặc các loại gạch có độ nhám tương đối để hạn chế trơn trượt.

 ☛ Hài hòa về thẩm mỹ

Cầu thang cần có sự hài hòa về thẩm mỹ,  đồng bộ với phong cách thiết kế và nội thất của ngôi nhà. Sự pha trộn giữa các phong cách sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ và nhất quán trong thiết kế của ngôi nhà.

Chẳng hạn, cầu thang kính, loại cầu thang đặc trưng cho phong cách hiện đại sẽ không sử dụng cho những căn nhà mang lối kiến trúc tân cổ điển.

 ☛ Bề rộng bản thang

Bề rộng bản thang cần phù hợp với kích thước của ngôi nhà, tỷ lệ với diện tích căn nhà. Bề rộng bản thang hợp lý đảm bảo việc di chuyển của mọi người khi lên xuống cầu thang được thuận lợi.

Kích thước thường thấy đối với bề rộng bản thang nhà phố là 80cm. Với các diện tích nhà lớn hơn thì bề rộng có thể dao động trong khoảng từ 90 –  120cm.

Với vai người trưởng thành thì độ rộng bản thang khoảng 60cm là đủ để một người di chuyển. Tuy nhiên cần thiết kế bản thang rộng tối thiếu 80cm để trong trường hợp hai người cùng đi cầu thang có thể dễ dàng tránh nhau. Cầu thang rộng cũng thuận tiện cho việc vận chuyển đồ đạc trong nhà.

Bề rộng bản thang cần hài hòa, tỷ lệ với diện tích ngôi nhà
Bề rộng bản thang cần hài hòa, tỷ lệ với diện tích ngôi nhà

 ☛ Số bậc cầu thang nên là số lẻ

Dễ thấy, con người khi lên cầu thang sẽ bước chân thuận đầu tiên. Nếu số bậc là lẻ thì ở bậc cuối cùng cũng sẽ là chân thuận. Như vậy khi bước lên sàn tầng tiếp theo sẽ cảm thấy vững chân hơn.

Cách tính này cũng phù hợp với quan niệm trong phong thủy. Tính theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử, bậc cuối cùng của cầu thang nên rơi vào chữ Sinh, hay là bậc 4n + 1, là các bậc lẻ. Ví dụ là 13, 17, 21, 25 bậc.

 ☛ Độ rộng và độ cao của bậc thang

Độ rộng bậc thang và độ cao phải phù hợp để tránh vấp, ngã khi lên xuống.

Độ rộng bậc thang nên từ 25cm –  28cm. Độ rộng quá nhỏ sẽ không vừa bàn chân. Độ rộng quá lớn ( > 30cm) sẽ ảnh hưởng đến sự cân đối về chiều dài và độ dốc của cầu thang.

Độ cao bậc thang theo tính toán nên từ 15 – 18cm. Đây cũng là chiều cao được tính toán phù hợp nhất với bước chân của người trưởng thành để khi lên cầu thang không bị mỏi.

Chiều cao và độ rộng của bậc thang được tính toán phù hợp với bước chân người trưởng thành
Chiều cao và độ rộng của bậc thang được tính toán phù hợp với bước chân người trưởng thành

 ☛ Độ dốc của bậc thang

Độ dốc nên dao động trong khoảng từ 18° đến 33°. Độ dốc quá lớn sẽ gây mất sức khi leo cầu thang. Độ dốc quả nhỏ lại làm tăng chiều dài vế thang và làm tăng diện tích cầu thang.

Độ cao và chiều rộng bậc thang quyết định độ dốc của thang. Khi tính toán độ cao và chiều rộng bậc cần dựa trên khoảng rộng bước đi. Vì vậy, chiều cao và chiều rộng bậc cần phù hợp với công thức sau:

Độ dốc cầu thang phụ thuộc chiều cao và độ rộng bậc

Trong trường hợp, chiều cao giữa sàn các tầng quá lớn thì nên bố trí thêm chiếu nghỉ ở vị trí hợp lý sẽ giúp người lên cầu thang không bị quá mệt.

 ☛ Lan can, tay vịn

Một số thiết kế cầu thang hiện đại sẽ bỏ lược bỏ phần lan can, tay vịn của cầu thang. Nhưng về cơ bản, các cầu thang vẫn nên có lan can, tay vịn để đảm bảo an toàn và thuận lợi hơn khi di chuyển.

Chiều cao lan can cần phù hợp với kích thước cơ thể. Chiều cao hợp lý nhất là từ 85 – 90cm. Vật liệu để làm tay vịn cầu thang có thể là gỗ, kim loại hoặc kính…

 ☛ Chiếu nghỉ cầu thang

Kích thước chiếu nghỉ cần phải rộng hơn bậc thang và đặt ở vị trí hợp lý. Kích thước chiếu nghỉ thông thường là 60cm và tối đa là 90cm. Vị trí chiếu nghỉ nên đặt ở giữa của số bậc của cầu thang.

Phần chiếu nghỉ cầu thang cũng có thể được “biến tấu” để tăng công năng sử dụng và tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tham khảo một số thiết kế chiếu nghỉ để tạo điểm nhấn cho cầu thang ở phần sau của bài.

Chiếu nghỉ của cầu thang thiết kế đẹp, nâng tầm thẩm mỹ cho ngôi nhà
Chiếu nghỉ của cầu thang thiết kế đẹp, nâng tầm thẩm mỹ cho ngôi nhà

5. Đánh thức những góc “chết” của cầu thang

Phía dưới của cầu thang hay gầm cầu thang là góc “chết” của ngôi nhà. Nhưng bạn hoàn toàn có thể đánh thức nó. Tham khảo một số cách để tận dụng những không gian này hợp lý nhất và thậm chí biến chúng thành những điểm nhấn ấn tượng cho căn nhà.

Thiết kế bể cá cảnh dưới gầm cầu thang
Thiết kế bể cá cảnh dưới gầm cầu thang

Thiết kế một bể cá cảnh, hoặc một khu vườn nhỏ dưới gầm cầu thang là ý tưởng rất tuyệt. Nó khiến ngôi nhà trở nên ấn tượng và sinh động hơn.

Phòng đọc sách dưới gầm cầu thang
Phòng đọc sách dưới gầm cầu thang

Không gian dưới gầm cầu thang trông có vẻ nhỏ, nhưng lại rất thích hợp để biến nó thành một phòng đọc sách mini.

Gầm cầu thang biến thành tủ đựng đồ
Gầm cầu thang biến thành tủ đựng đồ

Hoặc đặt ở đó những ngăn tủ để đựng đồ đạc trong gia đình. Vừa gọn lại tận dụng được diện tích.

Biến gầm cầu thang thành một chiếc bàn học với tủ sách xinh xắn
Biến gầm cầu thang thành một chiếc bàn học với tủ sách xinh xắn

Và còn nhiều “chiêu” để tận dụng không gian của gầm cầu thang khác như biến nó thành một chiếc tủ quần áo, hay một góc để thư giãn với những chiếc gối ôm và ghế nệm… Tham khảo thêm các ý tưởng, vận dụng sự sáng tạo của các thành viên trong gia đình và trao đổi ý định với kiến trúc sư để “thức tỉnh” vẻ đẹp tiềm ẩn trong những góc chết của cầu thang.

6. Sự hài hòa về phong thủy trong thiết kế

Như đã nói ở trên, cầu thang giữ một vai trò rất quan trọng trong phong thủy của ngôi nhà. Vậy nên, hầu hết gia chủ đều rất quan tâm đến vấn đề này. Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi thiết kế cầu thang để tốt về phong thủy.

 ☛ Đặt giếng trời phía trên ô cầu thang

Vị trí giếng trời đặt trên ô cầu thang sẽ giúp lấy sáng và thông khí cho ngôi nhà. Điều này đặc biệt cần thiết cho nhà phố. Về phong thủy, giếng trời đặt trên ô cầu thang mang lại sự cân bằng sinh khí, lan tỏa luồng khí tốt cho toàn bộ ngôi nhà.

 ☛ Vị trí tránh đặt cầu thang

Cầu thang được đặt đúng hướng tốt sẽ giúp dòng khí tốt lan tỏa, luân chuyển khắp ngôi nhà. Trong khi đó, một số vị trí lại khiến thoát khí của ngôi nhà.

Tránh đặt cầu thang ở vị trí ngay cửa, hướng thẳng cửa chính, đối diện cửa chính hoặc phía sau ngôi nhà. Cầu thang không đâm thẳng vào cửa bếp hoặc cửa vệ sinh.

 ☛ Số bậc cầu thang theo phong thủy

Tính theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử thì bậc cuối cùng của cầu thang nên rơi vào chữ Sinh, hay là bậc (4n + 1). Ví dụ là 17, 21, 25 bậc.

Một số quan điểm khác thì cho rằng, thứ tự nên là Sinh – Bệnh – Lão – Tử và bậc cuối cầu thang nên rơi vào chữ Sinh hoặc Lão, tức các bậc lẻ. Theo cách này, thì tính bậc cầu thang sẽ linh hoạt hơn, số bậc cầu thang có thể là 17, 19, 21, 23, 25…

 ☛ Hạn chế dùng cầu thang xoắn

Cầu thang xoắn ốc sẽ làm xoắn các dòng dương khí trong nhà, khí không lan tỏa được và gây phương hại cho các thành viên trong gia đình, nhất là nam giới.

Hạn chế sử dụng cầu thang xoắn ốc cho nhà phố
Hạn chế sử dụng cầu thang xoắn ốc cho nhà phố

 ☛ Cầu thang cần có thành và không hở giữa các bậc lên xuống

Với cầu thang không có thành hoặc xây hở giữa các bậc lên xuống sẽ gây thoát khí. 

Một số kiểu cầu thang hiện đại được lược bỏ phần tay vịn, hoặc để trống giữa các bậc. Về mặt ý tưởng thiết kế thì cũng khá là độc đáo và tính thẩm mỹ cao. Nhưng nó sẽ tiềm ẩn nguy hiểm, nhất là nếu nhà có trẻ nhỏ và ảnh hưởng đến sự hài hòa trong phong thủy.

 ☛ Hạn chế đặt nhà vệ sinh ở gầm cầu thang

Mặc dù việc thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là phương án tận dụng diện tích rất tốt. Nhưng đối với phong thủy đây lại là lựa chọn không tốt do luồng khí từ nhà vệ sinh được cho luồng khí xấu.

Hiển nhiên, cầu thang là nơi dẫn khí đi khắp ngôi nhà. Như vậy khi đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, vô tình sẽ khiến luồng khí từ nhà vệ sinh phát tán rộng gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí.

 ☛ Không nên thiết kế cầu thang đứt đoạn

Một ví dụ về cầu thang đứt đoạn là tầng 1 lên tầng 2 đặt ở giữa nhà, nhưng từ tầng 2 lên tầng 3 lại đặt ở phía sau. Dễ thấy cách thiết kế này gây bất tiện khi di chuyển. Nó cũng ảnh hưởng tới việc lấy sáng và thông khí trong nhà.

Về phong thủy cũng ưu tiên sự liền mạch trong thiết kế cầu thang. Cầu thang đứt đoạn ảnh hưởng tới khả năng tụ khí và dẫn khí của cầu thang.

Trên đây là tổng hợp những nguyên tắc mà gia chủ cần nắm được khi muốn chuẩn bị tốt nhất cho việc thiết kế cầu thang cho nhà phố. Việc hiểu các yêu cầu kỹ thuật cũng như các yếu tố phong thủy của cầu thang sẽ mang lại những quyết định sáng suốt nhất cho gia chủ để có một ngôi nhà đẹp, đắc lộc như mong muốn.

]]>
https://kientructrangkim.com/33602/cau-thang-nha-pho/feed/ 0
Cầu thang kính có phù hợp với ngôi nhà của bạn? https://kientructrangkim.com/33640/cau-thang-kinh/ https://kientructrangkim.com/33640/cau-thang-kinh/#respond Fri, 20 Nov 2020 09:09:00 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=33640 Cầu thang kính với vẻ đẹp sang trọng và lịch lãm đang là xu hướng thịnh hành của những ngôi nhà hiện đại. Loại cầu thang này cũng góp phần tăng cường hiệu quả chiếu sáng cho ngôi nhà, khiến không gian trở nên rộng mở và phô bày vẻ đẹp của kiến trúc theo chiều sâu.

1. Tìm hiểu sơ bộ về cầu thang kính

a. Cầu thang kính là gì?

Cầu thang kính là loại cầu thang sử dụng vật liệu kính kết hợp với các phụ kiện đặc thù. Loại cầu thang này được thấy nhiều trong những ngôi nhà mang phong cách thiết kế hiện đại. Gia chủ có thể lựa chọn loại cầu thang được thiết kế hoàn toàn bằng kính hoặc cầu thang lan can kính kết hợp với phần bậc thang sử dụng vật liệu như gỗ, đá hay kim loại… Thường thì ta sẽ bắt gặp loại thứ hai nhiều hơn.

Cầu thang với phần bậc thang và lan can được làm từ kính cường lực
Cầu thang với phần bậc thang và lan can được làm từ kính cường lực

Cầu thang kính sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời, từ thiết kế mang tính thẩm mỹ đến độ  an toàn khi sử dụng và đặc biệt là thi công lắp đặt nhanh chóng.

b. Phân loại cầu thang kính

Phân loại dựa trên kết cấu của lan can kính:

☛ Cầu thang kính âm sàn

Cầu thang kính âm sàn với vách kính được gắn trực tiếp vào các rãnh trên sàn cầu thang
Cầu thang kính âm sàn với vách kính được gắn trực tiếp vào các rãnh trên sàn cầu thang

☛ Cầu thang kính bắt pad

Phần kính được bắt vào thân cầu thang bằng các pad đơn
Phần kính được bắt vào thân cầu thang bằng các pad đơn (hay ốc cách)

☛  Cầu thang kính bắt trụ (trụ lửng và trụ cao)

Cầu thang kính bắt trụ cao
Cầu thang kính bắt trụ cao chất liệu inox ốp gỗ
Mẫu cầu thang kính trụ lửng đẹp
Mẫu cầu thang kính trụ lửng đẹp

Cách phân loại thứ hai là phân loại dựa trên chất liệu kính.

Theo cách phân loại này cũng sẽ có 3 loại:

  • Cầu thang kính cường lực
  • Cầu thang kính bán cường lực
  • Cầu thang kính dán 2 lớp

2. Có nên chọn cầu thang kính cho ngôi nhà?

Cầu thang kính là một xu hướng kiến trúc đang rất thịnh hành. Ưu điểm của loại cầu thang này không chỉ dừng ở việc tô điểm cho ngôi nhà bằng vẻ sang trọng, lịch lãm. Mà còn nhiều lý do khác khiến nó được ưu tiên lựa chọn cho các công trình.

a. Ngôi nhà đẹp hơn với cầu thang kính

Những chiếc cầu thang bằng kính được thiết kế hợp lý sẽ tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà. Nó làm biến mất sự đơn điệu trong các lối thiết kế cầu thang trước đây. Và mang tới sự độc đáo, mới mẻ, tinh tế cho ngôi nhà của bạn.

Cầu thang kính làm nổi bật vẻ đẹp của ngôi nhà
Cầu thang kính làm nổi bật vẻ đẹp của ngôi nhà

b. Tiết kiệm diện tích – Làm không gian trông rộng hơn

Với những không gian nhỏ, việc sử dụng cầu thang kính sẽ giúp tiết kiệm tối đa diện tích mà vẫn tạo được sự thông thoáng cho ngôi nhà, tạo sự liền mạch trong không gian. Ngôi nhà dường như được rộng hơn so với diện tích thực của nó, loại bỏ đi sự che chắn tầm nhìn. Đây là ưu điểm tuyệt vời mà các loại cầu thang bằng vật liệu khác không làm được.

Cầu thang kính cho những không gian nhỏ
Không gian trông rộng hơn nhờ sử dụng cầu thang kính

c. Tăng khả năng lấy sáng, tận dụng được ánh sáng tự nhiên

Cầu thang kính là giải pháp tuyệt vời để tăng khả năng lấy sáng cho không gian. Ưu điểm này phát huy tối đa công dụng với những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Ánh sáng dễ dàng đi xuyên qua các vách kính, được khúc xạ và lan tỏa khắp căn nhà.

Ánh sáng dễ dàng đi xuyên qua bậc thang và lan can kính
Ánh sáng dễ dàng đi xuyên qua bậc thang và lan can kính và lan tỏa khắp ngôi nhà

d. An toàn và bền bỉ

Các tấm kính sẽ chắn hai bên của cầu thang nên rất an toàn khi di chuyển, nhất là khi nhà có trẻ nhỏ. Phần kính cường lực chắc chắn, rất khó bị vỡ dù chịu sự tác động mạnh từ ngoại lực.

Vách lan can liền, chịu được va đập mạnh nên rất an toàn
Vách lan can liền, chịu được va đập mạnh nên rất an toàn

e. Thi công nhanh gọn

Các tấm kính đã được đo đạc, cắt mài và tôi luyện tại xưởng, sau đó mới được mang đến công trình nên quá trình lắp ráp rất nhanh chóng. Khi thi công ít phải khoan đục nên gọn sạch, không cần dọn dẹp nhiều và có thể sử dụng được ngay sau khi hoàn thiện.

Thời gian từ khi khảo sát đến thi công hoàn tất sẽ mất khoảng 3 – 6 ngày.

f. Chi phí lắp đặt hợp lý

Mức giá thi công cầu thang với lan kính được tính theo chiều dài thang. Đơn giá nằm trong khoảng từ 1.300.000đ/m đến 1.750.000đ/m. Đơn giá phụ thuộc chủng loại kính, loại phụ kiện.

Thử ước tính giá lắp đặt cầu thang kính cho nhà 3 tầng:

Cầu thang trung bình sẽ dài khoảng 12m nhân với đơn giá 1.300.000đ/m thì giá thành hoàn thiện sẽ vào khoảng 15.600.000đ.

g. Dễ lau chùi – Không bị ẩm mốc hay mối mọt

Để lau chùi cầu thang kính, gia chủ cần sử dụng khăn lau bằng vải mềm và nước rửa kính. Các tấm kính có bề mặt phẳng nên sẽ không tốn quá nhiều thời gian. Lau chùi thường xuyên sẽ giữ cho cầu thang luôn sáng đẹp.

Làm sạch cầu thang kính với nước rửa kính và khăn sạch
Làm sạch cầu thang kính với nước rửa kính và khăn sạch

➤ Một số nhược điểm của cầu thang kính

  • Khó trang trí họa tiết: Mặc dù vẫn có thể thêm các họa tiết trên kính nhưng chi phí sẽ bị đội lên rất nhiều.
  • Thiết kế thiếu tính linh động, mềm mại: Nhược điểm này đã được khắc phục phần nào khi sử dụng kính bán cường lực, nhưng lại dẫn tới chi phí làm cầu thang tăng lên.
  • Thiết kế không khéo dễ gây phản cảm: Do vật liệu kính rất hút mắt người nhìn, nên khi thiết kế kém chuyên nghiệp, không phù hợp với tổng thể ngôi nhà sẽ dễ dàng ảnh hưởng tới thẩm mỹ của ngôi nhà. Thậm chí khiến ngôi nhà bị xấu đi rất nhiều.
  • Nếu bố trí ánh sáng không thích hợp dễ gây lóa mắt, khó chịu cho người sử dụng.
Các mẫu kính cường lực có hoa văn trang trí rất ấn tượng nhưng giá thành không rẻ chút nào
Các mẫu cầu thang kính cường lực có hoa văn trang trí rất ấn tượng nhưng giá thành không rẻ chút nào

3. Vật liệu cầu thang kính

Vật liệu làm cầu thang kính gồm 3 phần:

  • Kính cầu thang
  • Phụ kiện kết nối
  • Tay vịn

a. Kính cầu thang

Kính có thể được sử dụng làm lan can và cả bậc cầu thang. Độ dày của kính dùng làm lan can cầu thang từ 12mm – 16mm. Với kính dùng làm bậc cầu thang cần dày tối thiểu 21mm.

Với kính làm bậc cầu thang, để tránh trơn trượt khi đi cầu thang thì nên dùng loại kính khắc hoa văn hoặc sử dụng miếng dán chống trượt.

☛ Các loại kính làm cầu thang

Có 3 loại kính được lựa chọn để thi công cầu thang kính. Bao gồm:

+ Kính tôi cường lực: phôi kính xử lý nhiệt ở 650 – 670 độ C và làm lạnh nhanh.

Mẫu cầu thang kính cường lực không tay vịn
Mẫu cầu thang kính cường lực không tay vịn

+ Kính bán cường lực: phôi kính xử lý nhiệt 400 – 500 độ C, làm nguội, trong quá trình làm nguội có thể tiến hành tạo hình cho kính.

Cầu thang với thiết kế cong sử dụng kính bán cường lực
Cầu thang với thiết kế cong sử dụng kính bán cường lực

+ Kính dán hai mặt: kính 2 lớp với lớp film PVB (polyvinyl butyral), khi vỡ các mảnh kính vẫn liên kết với lớp màng PVB nên giảm mức độ nguy hiểm.

Kính dán 2 mặt ít được dùng trong thiết kế cầu thang hơn
Kính dán 2 mặt ít được dùng trong thiết kế cầu thang hơn

☛ Sử dụng loại kính nào cho cầu thang?

Kính tôi cường lực được ưu tiên sử dụng nhiều khi thiết kế cầu thang.
  • Kính cường lực có khả năng chịu va đập gấp 4 – 5 lần kính thường: Trong khi kính bán cường lực chịu được va đập gấp 2-3 lần so với kính thường. Kính 2 lớp khả năng chịu va đập cao hơn kính thường nhưng khi thi công lại dễ vị nứt vỡ ở các vị trí khoan.
  • Khả năng chịu sốc nhiệt: Kính cường lực chịu được sự chênh lệch nhiệt độ lõi và bề mặt vào khoảng 2000 độ C.
  • Chịu rung chấn tốt.
  • An toàn: Kính cường lực khi va đập rất khó bị vỡ. Và dù có bị vỡ cũng sẽ tạo thành những mảnh nhỏ như hạt lựu, không có cạnh sắc, độ sát thương thấp.
  • Trong suốt, cách âm, cách nhiệt.
  • Độ bền đẹp duy trì theo thời gian.
  • Giá hợp lý: Giá của kính bán cường lực và kính dán 2 mặt đều đắt hơn kính tôi cường lực. Thậm chí kính bán cường lực đắt gấp 2 – 3 lần kính cường lực.

Kính bán cường lực được sử dụng cho cầu thang kính có thiết kế cong hoặc uốn lượn. Kính dán 2 mặt ít được sử dụng hơn do giá thành cao nhưng lại dễ nứt vỡ khi khoan bắt vít.

b. Phụ kiện kết nối

☛ Vai trò của phụ kiện:

  • Định hình cầu thang
  • Cố định kính vào cầu thang
  • Hoàn thiện kết cấu của cầu thang.
  • Thẩm mỹ.

Chất lượng của các phụ kiện được sử dụng sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền, độ an toàn cho cầu thang.

Pad kính

Còn được gọi là ốc cách. Gồm 2 loại: pad đôi hoặc đơn. Đối với cầu thang gia đình thường chỉ cần dùng pad đơn là đủ khả năng chịu lực.

Ốc cách kính hay pad kính đơn
Pad kính đơn hay còn gọi là ốc cách kính

Với cách dùng pad kính sẽ tạo được dải kính liên tiếp, không cản tầm nhìn. Kính ốp bên ngoài sàn cầu thang và cách vách sàn thang từ 30 – 65mm tùy thuộc loại pad.

Trụ cầu thang

Gia chủ có thể chọn loại trụ lửng hoặc trụ cao cho cầu thang.

Một số mẫu trụ cầu thang
Một số mẫu trụ cầu thang

+ Trụ lửng:

Chất liệu thường dùng: inox 304 hoặc inox ốp gỗ.

Trụ có chiều cao từ 1/3 đến 1/5 chiều cao lan can.

Gồm 2 loại: trụ hông và trụ áp sàn.

Ưu điểm: Kính liên tục, phần phía trên chỉ có kính và tay vịn.

+ Trụ cao:

Chất liệu thường dùng: inox 304, inox ốp gỗ, gỗ thịt

Gồm 3 loại: trụ vuông, trụ tròn hoặc trụ dẹp.

Trụ có chiều cao 90cm, được liên kết với kính bằng các tay đỡ. Loại cầu thang kính trụ cao bắt buộc phải có tay vịn.

Kẹp kính:

Kẹp kính được sử dụng để liên kết tay vịn vào phần lan can kính của cầu thang.

c. Tay vịn

Cầu thang kính có thể có tay vịn hoặc không có tay vịn. Tay vịn được làm bằng gỗ hoặc inox.

Cầu thang kính tay vịn inox
Cầu thang kính tay vịn inox

Đối với tay vịn gỗ, hay dùng nhất là gỗ Lim Nam Phi nhờ giá thành hợp lý, vân đẹp. Ngoài ra có thể sử dụng các loại gỗ khác như gõ đỏ, tần bì, dổi, sồi Nga…

Cầu thang kính tay vịn gỗ
Cầu thang kính tay vịn gỗ

4. Quy trình cơ bản khi thi công cầu thang kính cường lực sử dụng pad hoặc trụ

Bước 1: Lên bản thiết kế cho cầu thang kính

Trước khi tiến hành thi công, đơn vị thi công cần tiến hành khảo sát và lên bản vẽ thiết kế chi tiết cho cầu thang.

Bước 2: Đo đạc và ngăm ô chờ

Tiến hành dựng khung để đo chính xác kích thước kính hoặc đo kích thước dựa trên bản vẽ thiết kế.

Do kính cường lực được khoan cắt tại xưởng nên khi đo đạc cần phải chuẩn theo thiết kế để khi bắt trụ hoặc pad sẽ khớp với lỗ trên kính.

Bước 3: Lắp vách kính lan can

  • Gắn pad kính hoặc trụ kính vào các vị trí đã được căn chỉnh chính xác.
  • Dựa trên sơ đồ kỹ thuật, lắp vách kính vào đúng vị trí.

Yêu cầu: các điểm bắt vít được khoan lỗ chính xác, bắt chặt, phun keo để đảm bảo sự chắc chắn cho cầu thang, không bị rung lắc khi sử dụng.

Lưu ý, để đảm bảo khả năng chịu lực thì khi thi công cốn bê tông phần sườn cầu thang cần sử dụng gạch đặc.

Bước 4: Lắp tay vịn

Sử dụng kẹp kính để lắp tay vịn vào vách kính. Sử dụng vít để cố định với tay vịn gỗ, riêng đối với tay vịn inox cần tiến hành bắt vít và hàn cố định.

Bước 5: Dọn dẹp công trình

Dùng khăn mềm để lau bề mặt kính, trụ đỡ, tay vịn và các bậc cầu thang.

Bước 6: Nghiệm thu và hoàn công.

Đánh giá chất lượng công trình và bàn giao cho gia chủ. Làm bản hoàn công công trình và tất toán với gia chủ.

Mong rằng những chia sẻ liên quan đến việc lựa chọn cầu thang kính sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người đọc.

 

Tham khảo video để nắm được cách thức thi công cầu thang kính bắt pad đơn.

 

 

Tham khảo thêm:

  • https://www.stairsupplies.com/product-category/glass-railing/
  • https://www.cauthangviet.vn/2018/11/5-luu-y-quan-trong-khi-lap-dat-cau-thang-kinh-cuong-luc.html
]]>
https://kientructrangkim.com/33640/cau-thang-kinh/feed/ 0