Kiến Trúc Trang Kim https://kientructrangkim.com Fri, 25 Mar 2022 10:24:50 +0000 vi hourly 1 Bật mí cách chọn cầu thang sắt đẹp cho không gian sống https://kientructrangkim.com/36682/cau-thang-sat/ https://kientructrangkim.com/36682/cau-thang-sat/#respond Mon, 06 Dec 2021 09:02:07 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=36682 Với kiểu dáng đa dạng, giá thành hợp lý và độ an toàn cao, cầu thang sắt luôn là lựa chọn được các gia đình trẻ ưu tiên trong thời gian gần đây. Vậy loại cầu thang này có những ưu và nhược điểm gì? Khi lắp đặt cần chú ý điều gì? Hãy cùng Kiến Trúc Trang Kim tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

cầu thang sắt

Cầu thang sắt là gì?

Cầu thang sắt là loại cầu thang được làm từ sắt kết hợp với một số chất liệu khác như inox, gỗ, kính… để tăng độ an toàn và tính thẩm mỹ cho không gian. Nhờ chủ yếu làm từ sắt nên loại cầu thang này có độ bền cao, kiểu dáng bắt mắt, dễ tạo hình nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Ưu và nhược điểm của cầu thang sắt

Ưu điểm

  • Cầu thang sắt rất cứng, chắc chắn và độ bền cao.
  • Kết hợp được với nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, kính, inox, đá…)
  • Dễ dàng uốn nắn, kiểu dáng đa dạng phong phú.
  • Giá rẻ hơn so với các loại cầu thang khác như cầu thang gỗ, cầu thang kính.
  • Thời gian lắp đặt nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
  • Dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng.
cầu thang sắt có kiểu dáng đa dạng và dễ dàng uốn nắn
Kiểu dáng đa dạng và dễ dàng uốn nắn

Nhược điểm

  • Dễ bị hoen rỉ, ăn mòn.
  • Không thể chịu được lực quá mạnh.
  • Gây cảm giác lạnh vào mùa đông.
  • Chi phí lắp đặt cầu thang sắt nghệ thuật cao.
Chi phí lắp đặt cầu thang sắt nghệ thuật khá cao
Chi phí lắp đặt cầu thang sắt nghệ thuật khá cao

Gợi ý một số mẫu cầu thang sắt đẹp nhất năm 2021

cầu thang sắt hộp
Thiết kế cầu thang sắt hộp theo phong cách đơn giản với chất liệu hoàn từ sắt
cầu thang sắt hộp ngoài trời
Mẫu cầu thang sắt hộp ngoài trời với mặt bậc bằng đá, dễ dàng di chuyển
cầu thang sắt hộp xoắn ốc
Sơn màu đỏ cho cầu thang sắt hộp xoắn ốc cũng là một lựa chọn khá ấn tượng
cầu thang sắt màu trắng
Những thanh sắt hộp nhỏ với màu sơn trắng cùng cách thiết kế đơn giản mang lại vẻ đẹp tinh tế cho cầu thang
cầu thang sắt gỗ
Cầu thang với lan can sắt và mặt bậc gỗ tạo vẻ đẹp đơn giản, thanh lịch
cầu thang sắt gỗ
Thiết kế lan can sắt với từng thanh nhỏ tạo độ thông thoáng cho không gian
cầu thang sắt gỗ
Thiết kế lan can lưới đan kết hợp với màu sơn đen mang đến vẻ đẹp hiện đại
Cầu thang sắt xoắn ốc
Cầu thang xoắn ốc có tay vịn uốn lượn và sơn màu đen rất thích hợp với các căn hộ nhỏ
cầu thang sắt hình xoắn ốc
Mẫu cầu thang xoắn ốc có lan can dạng lưới đen và mặt bậc thang màu trắng tạo sự tương phản hiệu quả
Thiết kế cầu thang sắt xoắn ốc khi nhìn từ trên cao xuống
Thiết kế cầu thang sắt hình xoắn ốc khi nhìn từ trên cao xuống
cầu thang sắt xoắn ốc màu trắng
Kết cấu hình xoắn ốc kết hợp với màu sơn trắng mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng cho mẫu cầu thang sắt hộp
cầu thang sắt xoắn ốc màu vàng
Màu vàng làm nổi bật nét đẹp hiện đại của cầu thang sắt hình xoắn ốc
cầu thang sắt nghệ thuật
Lan can của cầu thang sắt nghệ thuật có nhiều họa tiết và đường nét uốn lượn
cầu thang sắt nghệ thuật
Màu đen của cầu thang sắt nghệ thuật mang lại vẻ đẹp sang trọng và hiện đại cho không gian
cầu thang sắt nghệ thuật
Cầu thang sắt với màu nâu gỗ tạo mang đậm vẻ đẹp truyền thống
cầu thang sắt
Mẫu cầu thang với lan can sắt và mặt bậc bằng đá

Những lưu ý khi lựa chọn cầu thang sắt

Phong cách thiết kế của ngôi nhà

Lựa chọn mẫu cầu thang sắt phù hợp với không gian và phong cách thiết kế của ngôi nhà là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Đối với các căn nhà phố có diện tích lớn thì việc thiết kế cầu thang sẽ đơn giản và có nhiều lựa chọn hơn. Nhưng đối với các căn hộ hay nhà có diện tích hạn chế thì nên chọn các mẫu cầu thang thẳng, ít uốn lượn để vừa kết nối các tầng, khu vực, vừa tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

cầu thang sắt phù hợp với phong cách thiết kế

Chất liệu mặt cầu thang

Đối với cầu thang sắt, phần khung và lan can sẽ được làm chủ yếu từ sắt, riêng phần mặt cầu thang chất liệu sẽ đa dạng hơn. Bạn có thể lựa chọn mặt bậc cầu thang bằng gỗ, đá hoa cương, bê tông lát gạch men hoặc sắt cùng loại. Ngoài ra, để cầu thang sắt có độ bền cao và duy trì vẻ đẹp lâu dài, bạn nên tham khảo ý kiến từ phía đơn vị thi công để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Màu sơn cầu thang

Theo phong thủy, việc lựa chọn màu sơn cầu thang sắt theo mệnh sẽ giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình có được sức khỏe tốt, tài lộc và gặp nhiều may mắn. Đặc biệt, với chất liệu sắt nên việc sơn màu lên cầu thang hiện nay khá dễ dàng. Dưới đây là gợi ý về màu sơn cầu thang sắt theo từng mệnh:

  • Mệnh Kim: Nên sơn những màu như xám, vàng, trắng và tránh sơn những màu như hồng và đỏ.
  • Mệnh Mộc: Nên chọn màu xanh lá cây, xanh dương và đen, tránh chọn những màu như vàng nhạt, vàng sậm và nâu đất vì đó là những màu tương khắc với hành Mộc.
  • Mệnh Hỏa: Màu tương sinh là xanh lá cây, tím, đỏ. Màu tương khắc là xám, xanh dương, đen.
  • Mệnh Thủy: Màu đen và trắng sẽ đem lại tài lộc và sự may mắn. Không nên sơn những màu nổi bật như vàng, tím, đỏ, xanh lá cây.
  • Mệnh Thổ: Màu đỏ, vàng nhạt, hồng cam và vàng nâu là những màu mang lại nhiều may mắn. Ngược lại, màu xám, đen và xanh dương sẽ khiến vận mệnh gia chủ đi xuống.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn màu cầu thang sắt theo phong cách của ngôi nhà. Việc này giúp cho không gian và các vật dụng bên trong có sự liên kết, hài hòa về màu sắc.

Lan can cầu thang sắt

Lan can là bộ phận quan trọng không thể thiếu của cầu thang sắt. Có 2 loại lan can phổ biến nhất là lan can sắt thẳng và lan can hoa văn. Tùy thuộc vào mẫu cầu thang thi công mà lan can cũng sẽ thay đổi.

Trong đó, lan can sắt thẳng thường được dùng cho những mẫu cầu thang đơn giản, ít họa tiết và phù hợp với những gia đình có ngân sách hạn chế. Ngược lại, lan can hoa văn được dùng chủ yếu cho những mẫu cầu thang sắt nghệ thuật, kiểu dáng đa dạng, bắt mắt nhưng giá thành cao và rất khó vệ sinh.

Lan can cầu thang sắt
Lan can cầu thang sắt nghệ thuật

Giá thi công cầu thang sắt

Mức giá của cầu thang sắt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu sắt, kích thước cầu thang, chất liệu đi kèm… Dưới đây là mức giá của một số loại cầu thang sắt phổ biến nhất hiện nay:

  • Cầu thang sắt tay vịn gỗ: Khoảng từ 700.000 – 1.000.000 VNĐ/m.
  • Cầu thang sắt xương cá: Khoảng từ 1.350.000 – 2.500.000 VNĐ/m.
  • Cầu thang sắt xoắn ốc: Khoảng từ 1.700.000 VNĐ/m trở lên.
  • Cầu thang sắt nghệ thuật: Khoảng từ 1.250.000 – 4.500.000 VNĐ/m
mức giá cầu thang sắt
Tùy thuộc vào chất liệu đi kèm mà giá cầu thang sắt sẽ khác nhau

Quy trình thi công cầu thang sắt

Bước 1: Chọn vật liệu và kiểu dáng cầu thang phù hợp

Trước tiên, gia chủ cần lựa chọn vật liệu chính để làm cầu thang sắt, có thể là sắt – kính, sắt gỗ hoặc sắt – thép tùy theo sở thích của bạn. Tiếp đến, cần chọn kiểu dáng cầu thang phù hợp với diện tích và hiện trạng của ngôi nhà, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các kiến trúc sư và phía đơn vị thi công cầu thang để đưa ra được lựa chọn phù hợp.

Bước 2: Lắp đặt khung cầu thang

Phần khung cầu thang là bộ phận chịu lực giúp cầu thang được chắc chắn, an toàn. Do đó, trước khi lắp đặt người thợ phải đo đạc, đánh đấu kỹ càng. Lưu ý các mối hàn phải được hàn cẩn thận và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bước 3: Lắp đặt bậc cầu thang

Dựa vào chiều cao của cầu thang, thợ thi công sẽ tính khoảng cách giữa các bậc sao cho hợp lý. Khi lắp đặt bậc cầu thang cần tuân thủ theo quy trình sau:

  • Bắt mặt bích đỡ bậc vì chúng được liên kết với phần khung (xương) cầu thang bằng các mối hàn.
  • Lắp mặt bậc sao cho đúng vị trí, các bậc phải thẳng hàng nhau và giữ đều khoảng cách.
  • Dùng vít siết chặt bậc lại với phần sống lưng để cầu thang được chắc chắn, không lung lay trong quá trình sử dụng.

Bước 4: Lắp đặt tay vịn cầu thang

Dựa vào sơ đồ bản vẽ kỹ thuật đã được tính toán trước đó, thợ thi công sẽ tiến hành lắp đặt lan can vào đúng vị trí, vặn chặt các ốc vít hay các mối hàn (nếu có).

Bước 5: Sơn chống gỉ

Sơn chống gỉ vừa đảm bảo an toàn khi di chuyển, vừa làm tăng tuổi thọ của cầu thang. Ngoài phương pháp quét sơn và phun sơn truyền thống, thì hiện nay người ta cũng ứng dụng sơn tĩnh điện cho các thành phần cấu kiện cầu thang.

Bước 6: Kiểm tra và vệ sinh

Cuối cùng là bước kiểm lại lần nữa xem cầu thang đã đạt tiêu chuẩn thiết kế chưa. Lưu ý, cần kiểm tra kỹ mối hàn giữa các bộ phận đã chắc chắn chưa, sau đó vệ sinh sạch sẽ và đưa vào sử dụng.

Tham khảo chi tiết quy trình thi công cầu thang sắt trong video dưới đây:

Hy vọng những thông tin hữu ích về cầu thang sắt trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi lựa chọn mẫu cầu thang này cho nhà mình. Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế nhà ở hoặc các công trình khác, hãy lựa chọn Kiến Trúc Trang Kim, chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên thiết kế và xây dựng hàng đầu tại Hà Nội với hơn 10 năm kinh nghiệm.

Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư được đào tạo chuyên nghiệp và tận tâm, Trang Kim cam kết mang đến cho quý khách những công trình chất lượng với mức giá phù hợp nhất, liên hệ qua Hotline: 0985.999.895 để được tư vấn miễn phí.

Nguồn tham khảo:

  • https://cafeland.vn/xu-huong/chon-cau-thang-sat-hay-go-trong-thiet-ke-nha-86978.html
  • https://athenacompany.com.vn/15042/
]]>
https://kientructrangkim.com/36682/cau-thang-sat/feed/ 0
Móng băng là gì? Cấu tạo và cách phân loại chi tiết nhất https://kientructrangkim.com/35563/mong-bang-la-gi/ https://kientructrangkim.com/35563/mong-bang-la-gi/#respond Fri, 26 Nov 2021 02:17:22 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=35563  

Móng băng là loại móng được sử dụng khá phổ biến trong các công trình nhà ở, nhờ có biện pháp thi công đơn giản, tiết kiệm chi phí nên càng được nhiều gia chủ ưu tiên lựa chọn. Vậy móng băng có những ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng Kiến Trúc Trang Kim tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

móng băng là gì

Móng băng là gì?

Móng băng là loại móng thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập, được dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Đối với các công trình nhà ở như nhà phố, biệt thự… móng băng được sử dụng nhiều nhất vì có độ lún đồng đều, an toàn và giá thành rẻ.

Móng băng được xếp vào nhóm móng nông, đây là loại móng được xây trên các hố đào trần, sau đó lấp đất lại. Chiều sâu khi chôn móng thường nằm trong khoảng 2m – 2,5m. Ngoài ra, tùy thuộc vào diện tích xây dựng, địa hình, độ cứng và độ lún của đất mà người ta sẽ lựa chọn loại móng phù hợp.

Móng băng được sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở
Móng băng được sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở
Phân biệt giữa móng băng và móng đơn, móng bè
Phân biệt giữa móng băng và móng đơn, móng bè

Cấu tạo của móng băng

Cấu tạo của móng băng gồm có: lớp bê tông lót móng, cánh móng (bản móng) chạy liên tục liên kết móng thành một khối và dầm móng. Cụ thể:

  • Lớp bê tông lót dày khoảng 100mm.
  • Kích thước cánh móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
  • Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm).
  • Thép cánh móng phổ thông: Φ12a150.
  • Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22) và thép đai Φ8a150.

cấu tạo móng băng

Trong đó:

– Φ (Phi): Là đường kính của thép.

– a: Là khoảng cách giữa các đoạn thép.

Ví dụ: Φ12a150 có nghĩa là thép phi 12 với khoảng cách thanh là 150mm.

Lưu ý: Đây là các thông số phổ biến nhất khi làm móng băng. Tùy thuộc theo từng loại hình công trình và điều kiện thi công mà một vài thông số sẽ thay đổi, để đảm bảo an toàn cho công trình. Trong trường hợp thi công trên nền đất yếu, người ta có thể gia cố thêm cọc tre hoặc cừ tràm ở dưới móng.

Phân loại móng băng

phân loại móng băng

Có 3 cách phân loại móng băng phổ biến nhất hiện nay:

Xét về vật liệu kết cấu

  • Móng băng gạch
  • Móng băng bê tông cốt thép

Xét về tính chất, độ cứng

  • Móng cứng
  • Móng mềm
  • Móng hỗn hợp hoặc móng kết hợp

Xét về phương vị

  • Móng 1 phương: Móng được dùng theo 1 phương duy nhất theo chiều ngang hoặc chiều rộng. Đường móng nằm song song với nhau và khoảng cách sẽ phụ thuộc vào diện tích của công trình thi công.
Móng băng 1 phương
Móng băng 1 phương
  • Móng 2 phương: Đường móng được thiết kế theo 2 phương vuông góc và giao nhau như hình ô bàn cờ.
Móng băng 2 phương
Móng băng 2 phương

Ưu và nhược điểm của móng băng

Ưu điểm:

  • Tăng cường sự liên kết giữa tường và cột theo phương thẳng đứng.
  • Đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới.
  • Giảm áp lực ở đáy móng công trình rất hiệu quả.
  • Có thể thi công được ở một số nơi có địa chất xấu, tính ổn định kém.
  • Có khả năng lún đều nên tránh hiện tượng lún không đều giữa các cột.
  • Biện pháp thi công đơn giản, nhanh chóng giúp tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm:

  • Do thuộc hệ móng nông nên tính ổn định, chống lật và chống trượt của móng băng kém.
  • Sức chịu tải kém nên không áp dụng được trên những nơi có nhiều bùn, nền đất quá yếu và thường chỉ sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ.
  • Với nền đất có mạch nước ngầm nằm sâu bên dưới thì kỹ thuật thi công đòi hỏi sự phức tạp cao hơn các loại móng khác.

ưu và nhược điểm của móng băng

Khi nào nên sử dụng móng băng?

Với những ưu và nhược điểm đã phân tích ở trên, thì móng băng chỉ phù hợp với công trình có quy mô nhỏ, thấp tầng và trọng tải thấp như nhà cấp 4, nhà phố 2 – 3 tầng, biệt thự nhà vườn..

Trong một số trường hợp không dùng được móng đơn thì móng băng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Lưu ý, không nên thi công móng băng trên nền đất yếu, nhiều bùn đất và tính ổn định thấp.

khi nào nên dùng móng đơn

Quy trình thi công móng băng đạt tiêu chuẩn

Để có được nền móng băng ổn định, chính xác phải đảm bảo quy trình thi công thực hiện đầy đủ các bước sau:

Bước 1: Giải phóng mặt bằng và chuẩn bị nguyên vật liệu

Đây là công tác đầu tiên và quan trọng nhất trước khi tiến hành thi công công trình. Bước giải phóng mặt bằng giúp xác định vị trí đóng cọc và hố móng cũng như dọn dẹp khu đất được gọn gàng, sạch sẽ.

Một số nguyên vật liệu cần chuẩn bị, gồm có: thép, đá, cát, xi măng… và các thiết bị, máy móc cần thiết khác. Thông thường, phần này sẽ được đơn vị thi công cung cấp trọn gói, bạn chỉ cần kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi thi công.

Bước 2: Đào đất hố móng và làm phẳng mặt hố

Sau khi khu đất đã được dọn dẹp sạch sẽ, thợ thi công sẽ định vị các trục móng bằng các thiết bị chuyên dụng và đào hố móng theo vị trí đã được đánh dấu. Tùy thuộc vào quy mô của công trình mà kích thước của móng sẽ khác nhau. Nhưng phải đảm bảo kích thước đạt tiêu chuẩn, phù hợp với chiều rộng 1,5m, không nên đào quá sâu hoặc quá nông.

Tiếp đến là công tác làm phẳng mặt hố, bước này chủ yếu là chỉnh sửa lại hố móng được gọn gàng, bằng phẳng hơn để cho các bước thi công tiếp theo diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

đào hố móng băng

Bước 3: Đổ bê tông lót móng

Thông thường bước đổ bê tông lót móng sẽ được tiến hành cùng với giai đoạn bố trí thép móng. Đối với móng băng, người thợ sẽ đổ một lớp bê tông lót dày khoảng 10cm, giúp hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên và tạo sự bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng.

Đổ bê tông lót móng
Đổ bê tông lót móng

Bước 4: Bố trí thép móng băng

Khi bố trí thép móng phải tuân thủ theo bản vẽ thiết kế được tính toán từ trước. Đồng thời, cần lưu ý một số điều sau:

  • Kiểm tra chất lượng thép kỹ càng, thép phải có độ dẻo dai, dễ uốn nắn.
  • Bề mặt thép phải được vệ sinh sạch sẽ, không gỉ hay bám bẩn bùn đất.
  • Lắp đặt cốt thép đúng vị trí, số lượng và quy cách theo thiết kế cụ thể cho từng kết cấu.
  • Đảm bảo khoảng cách giữa các lớp cốt thép đạt đúng tiêu chuẩn.

bố trí thép móng

Bước 5: Lắp ráp cốp pha móng

Đây là bước cực kỳ quan trọng quyết định đến độ bền và an toàn của toàn bộ công trình. Trong quá trình lắp đặt cốp pha móng, thợ thi công phải hết sức cẩn trọng, tỉ mỉ và hạn chế tối đa xảy ra sai sót.
Một số lưu ý trong công tác lắp cốp pha móng băng:

  • Các tấm cốp pha phải nguyên vẹn, không bị cong vênh hay mục nát.
  • Các thanh gỗ phải được cố định chắc chắn, tránh tình trạng khung cốp bị xê dịch khi đổ bê tông.
  • Dùng đinh hoặc ốc vít để cố định các tấm cốp pha lại với nhau.
  • Tim móng và cột móng cần phải luôn cố định ở một vị trí.

lắp ráp cốp pha móng

Bước 6: Đổ bê tông móng

Sau khi đã lắp đặt cốt thép và cốp pha, thợ thi công sẽ tiến hành đổ bê tông móng. Bê tông trước khi đổ không được lẫn tạp chất và phải được trộn theo đúng tiêu chuẩn. Khi đổ bê tông móng nên đổ từ xa đến gần và không đứng lên thành cốp pha. Công nhân nên bắc sàn gỗ để đứng cho an toàn, đồng thời tránh làm sai lệch kết cấu của cốp pha đã lắp đặt ban đầu.

đổ bê tông móng

Tham khảo chi tiết quy trình thi công móng băng trong video dưới đây:

Những lưu ý khi thi công móng băng cần biết

Thiết kế loại móng băng phù hợp

Công tác thiết kế móng trước khi thi công rất quan trọng, nó sẽ quyết định đến độ bền và an toàn cho toàn bộ công trình. Để lựa chọn được loại móng băng phù hợp, thông thường sẽ phù thuộc vào chiều sâu của đất. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp 1: Chiều sâu đặt móng lớn thì dùng móng băng mềm sẽ giúp giảm được chiều sâu và tiết kiệm chi phí thi công.
  • Trường hợp 2: Chiều sâu đặt móng nông phù hợp với móng bê tông cốt thép.
lựa chọn móng băng
Nên lựa chọn loại móng băng cho phù hợp với công trình

Khảo sát hiện trạng đất trước khi thi công

Móng băng thuộc hệ móng nông nên tính ổn định, chống lật và chống trượt chỉ ở mức tương đối. Do đó, loại móng này chỉ phù hợp xây dựng tại các khu vực có địa chất cứng. Đồng thời, móng băng chỉ chịu được những công trình có trọng tải thấp, quy mô nhỏ và vừa nên gia chủ cần khảo sát kỹ hiện trạng khu đất hoặc nhờ đến sự tư vấn của kỹ sư xây dựng trước khi tiến hành thi công.

Tuyệt đối không để móng ngập nước

Trong quá trình đổ bê tông móng không được để hố móng ngập nước, bởi vì khi gặp nước sẽ làm kém phẩm chất của bê tông, xi măng bị trương nở làm cho tính liên kết của vữa xi măng giảm sút nghiêm trọng. Do đó, khi đổ bê tông mà hố móng ngập nước bắt buộc phải hút hết nước, chờ hố móng khô mới được phép đổ.

Tham khảo thêm một số lưu ý thi khi công móng băng trong video dưới đây:

Bản vẽ mặt bằng móng băng tham khảo

Bản vẽ mặt bằng móng băng tham khảo 1

 

Bản vẽ mặt bằng kết cấu móng nhà 2 tầng

Trên đây là những điều cần biết về móng băng và một số lưu ý trong quá trình thi công. Hy vọng với những chia sẻ này giúp bạn có thêm kiến thức để lựa chọn được loại móng nhà phù hợp công trình của mình. Nếu bạn có thắc mắc gì về điều kiện, kỹ thuật thi công móng băng cũng như những kinh nghiệm về kiến trúc xây dựng, hãy liên hệ với Kiến Trúc Trang Kim qua Hotline: 0985.999.895 để được giải đáp ngay.

]]>
https://kientructrangkim.com/35563/mong-bang-la-gi/feed/ 0
Đánh giá ưu và nhược điểm của cầu thang gỗ chi tiết nhất https://kientructrangkim.com/33684/cau-thang-go/ https://kientructrangkim.com/33684/cau-thang-go/#respond Wed, 03 Nov 2021 09:30:27 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=33684 Cầu thang gỗ là xu hướng thiết kế nội thất đã ra đời từ rất lâu, nhưng cho đến nay vẫn chưa bao giờ bị “lãng quên”. Bởi vì gỗ luôn có một vẻ đẹp riêng, bền bỉ với thời gian nên được rất nhiều người yêu thích. Vậy có những kiểu cầu thang gỗ nào? Loại cầu thang này có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng Kiến Trúc Trang Kim tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

cầu thang gỗ

Cầu thang gỗ là gì?

Cầu thang gỗ được làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với một số vật liệu khác để tăng độ chắc chắn, an toàn cho kết cầu của cầu thang. Đặc biệt, chất liệu gỗ rất dễ tạo hình, chạm trổ nên có thể thiết kế linh hoạt theo nhiều phong cách khác nhau từ cổ điển, tân cổ điển cho đến hiện đại.

cầu thang gỗ
Cầu thang gỗ có thiết kế linh hoạt phù hợp với nhiều phong cách khác nhau

Cấu tạo của cầu thang gỗ

Cầu thang gỗ gồm có những bộ phận chính sau:

  • Dầm móng chân thang
  • Bản thang (đan thang, đợt thang)
  • Chiếu nghỉ
  • Dầm chiếu nghỉ
  • Chiếu tới
  • Dầm chiếu tới
  • Mặt bậc thang
  • Dầm cuốn thang
  • Lan can tay vịn gỗ

cấu tạo cầu thang gỗ

Một số kiểu cầu thang gỗ phổ biến

cầu thang với phần bậc và lan can làm hoàn toàn từ gỗ
Cầu thang với phần bậc và lan can làm hoàn toàn từ gỗ
cầu thang gỗ kết hợp lan can kính
Cầu thang gỗ kết hợp lan can kính
cầu thang có lan can gỗ và mặt bậc ốp đá
Cầu thang có lan can gỗ và mặt bậc ốp đá
cầu thang với lan can mành gỗ hiện đại
Cầu thang với lan can mành gỗ hiện đại

Ưu và nhược điểm của cầu thang gỗ

Từ lâu gỗ là chất liệu được sử nhiều trong các công trình kiến trúc. Chúng có độ bền, khả năng chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao nên được các gia chủ ưu tiên lựa chọn khi làm cầu thang.

Ưu điểm

Độ bền cao

Đối với loại cầu thang được làm bằng gỗ tự nhiên thì ưu điểm nổi bật nhất chính là độ bền cao, chắc chắn và ít bị thấm nước. Nếu cầu thang gỗ được bảo trì tốt và sử dụng đúng cách có thể duy trì tuổi thọ lên tới hàng trăm năm.

cầu thang gỗ có độ bền cao

An toàn

Bề mặt gỗ có độ bám tốt nên khi di chuyển trên cầu thang sẽ không bị trơn trượt. Phần lan can, tay vịn làm từ gỗ cũng giúp chúng ta nắm chắc chắn hơn nên rất thuận tiện khi phải thường xuyên đi lên xuống cầu thang.

Vẻ đẹp tự nhiên

So với các chất liệu khác thì gỗ có màu sắc tự nhiên nhất giúp mang lại cảm giác ấm cúng, thư giãn. Đặc biệt, với những loại gỗ quý hiếm như gỗ lim, gỗ sồi, gỗ đỏ… khi dùng làm cầu thang còn góp phần tạo nên vẻ đẹp đẳng cấp, thời thượng và khẳng định chất riêng của gia chủ.

An toàn cho sức khỏe

Gỗ tự nhiên là chất liệu thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe. Một số loại gỗ quý như gỗ sồi, gỗ hương thường có mùi thơm dễ chịu giúp mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn. Hơn nữa gỗ tự nhiên còn có đặc tính “mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông” rất thuận tiện cho việc di chuyển.

Dễ dàng vệ sinh và làm mới

Cầu thang gỗ rất dễ vệ sinh, bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn ẩm để lau chùi bụi bẩn. Tuy nhiên, không nên đổ trực tiếp nước lên bề mặt gỗ vì lâu dần sẽ làm cầu thang bị ẩm mốc. Sau một thời dài sử dụng, nếu cầu thang có dấu hiệu đổi màu thì có thể bảo dưỡng định kỳ với dầu bóng để làm mới cầu thang.

dễ lau chùi

Nhược điểm

Bề mặt gỗ dễ bị trầy xước

Bề mặt gỗ của cầu thang dễ bị trầy xước do các tác động bên ngoài như vật cứng cọ vào, vật nặng chà xát hoặc bị thú nuôi cào… sẽ làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Do đó, bạn phải thường xuyên bảo dưỡng cầu thang nếu có những dấu hiệu trầy xước.

Cầu thang phát ra tiếng kêu

Khi di chuyển qua các bậc cầu thang gỗ thường có tiếng động lớn hơn so với mặt cầu thang làm từ đá. Đồng thời, phần ốc vít hoặc khớp nối ở tay vịn cầu thang sau một thời gian dài sử dụng sẽ có dấu hiệu lung lay nên khi di chuyển sẽ phát ra tiếng kêu nhẹ.

Mối mọt và ẩm mốc

Gỗ là chất liệu tự nhiên nên dễ bị mối mọt, ẩm mốc làm ảnh hưởng tới độ chắc chắn của cầu thang. Vì vậy, khi sử dụng gỗ làm cầu thang cần xử lý mối mọt trước để duy trì độ bền về sau.

cầu thang gỗ dễ mối mọt

Dễ bạc và xỉn màu

Màu sắc của gỗ tự nhiên dễ bị biến đổi do thời tiết, ánh nắng và nhiệt độ. Để giữ cho màu gỗ được lâu hơn và luôn sáng bóng bạn nên bố trí cầu thang ở khu vực ít bị nắng chiếu trực tiếp, dùng tấm màn che hoặc dùng vecni (một loại sơn giúp giữ màu gỗ được màu tươi mới).

Giá thành cao

So với cầu thang gỗ công nghiệp thì cầu thang gỗ tự nhiên có giá thành cao hơn rất nhiều, nhất là các loại gỗ quý hiếm như gỗ lim, gỗ hương, gỗ đỏ… Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như loại hình cầu thang mà bạn nên lựa chọn chất liệu gỗ phù hợp để vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí.

Xu hướng thiết kế cầu thang gỗ được yêu thích nhất hiện nay

Cầu thang gỗ xương cá

Cầu thang gỗ xương cá có hình dáng tương tự những đốt xương cá, các bậc cầu thang với khoảng mở lớn giúp tạo sự thông thoáng cho không gian. Loại cầu thang này có thiết kế tối ưu hóa không gian nên rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ.

Cầu thang xương cá bằng gỗ chữ L
Cầu thang xương cá bằng gỗ chữ L
Cầu thang xương cá bằng gỗ dáng thẳng
Cầu thang xương cá bằng gỗ dáng thẳng

Cầu thang gỗ dây cáp

Cầu thang gỗ dây cáp được cấu tạo chủ yếu từ dây cáp treo và mặt cầu thang bằng gỗ. Với thiết kế giúp đón ánh sáng và không khí tự nhiên từ bên ngoài, kiểu cầu thang này tạo cảm giác không gian trong nhà không bị phân tách.

Cầu thang dây cáp bằng gỗ
Cầu thang dây cáp bằng gỗ giúp tiết kiệm không gian
cầu thang dây cáp
Thiết kế của cầu thang dây cáp giúp đón ánh sáng tốt hơn

Cầu thang gỗ kết hợp giếng trời

Với kiểu thiết kế này, cầu thang sẽ được đặt tại trung tâm ngôi nhà nên giúp đón ánh sáng và gió từ bên ngoài tốt hơn. Khu vực chân cầu thang có thể tận dụng trồng tiểu cảnh, cây xanh để mang lại không khí trong lành và thoáng mát.

cầu thang giếng trời
Thiết kế cầu thang kết hợp giếng trời hiện đại

Những lưu ý khi thiết kế cầu thang gỗ cần biết

Để thiết kế được một mẫu cầu thang gỗ phù hợp với ngôi nhà và sở thích là việc không hề dễ dàng. Hãy cùng tham khảo một số lưu ý dưới đây để có thêm kinh nghiệm khi thiết kế cầu thang cho không gian sống của bạn.

Lựa chọn chất liệu gỗ

Chất liệu gỗ là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến độ an toàn và tính thẩm mỹ của cầu thang. Hiện nay, có 2 loại gỗ được dùng làm cầu thang phổ biến nhất là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.

Trong đó, gỗ tự nhiên có nhiều ưu điểm hơn so với gỗ công nghiệp. Nó có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, dễ chạm trổ và thi công. Đặc biệt, với các loại gỗ quý thì ít bị mối mọi và cong vênh trong quá trình sử dụng. Một số loại gỗ tự nhiên thường dùng làm cầu thang như gỗ óc chó, gỗ sồi trắng, gỗ căm xe, gỗ lim, gỗ giáng hương…

cầu thang làm từ gỗ tự nhiên
Cầu thang làm từ gỗ tự nhiên có độ bền tốt và tuổi thọ cao

Đối với gỗ công nghiệp thì có 3 loại được dùng nhiều nhất là gỗ MDF, MFC và HDF. Các loại gỗ này đều có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao, bề mặt mịn bóng và giá thành rẻ. Tuy nhiên, cầu thang làm từ gỗ công nghiệp sẽ có tuổi thọ thấp và vẫn bị thấm nước.

cầu thang gỗ công nghiệp
Cầu thang làm từ gỗ công nghiệp đa dạng màu sắc và kiểu dáng

Mặc dù gỗ công nghiệp có nhiều ưu điểm và giá thành thấp, nhưng phần lớn các gia đình ở Việt Nam lại lựa chọn cầu thang gỗ tự nhiên nhiều hơn. Nguyên nhân chính là do thời thiết của nước ta thuộc nhóm nhiệt đới ẩm gió mùa nên gây nhiều bất lợi khi dùng gỗ công nghiệp như dễ bị phai màu, tuổi thọ thấp hay màu vân gỗ không thật.

Ở miền Bắc với thời tiết nồm ẩm quanh năm khi lau chùi cầu thang với nước thường xuyên sẽ làm giảm chất lượng và độ bền của gỗ công nghiệp. Ở miền Nam thì lại nắng nóng quanh năm mà gỗ công nghiệp thì không có khả năng hạ thấp nhiệt như gỗ tự nhiên dẫn tới nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, giá thành của gỗ tự nhiên tương đối cao nên bạn cũng hết sức cân nhắc về chi phí.

Thiết kế cầu thang phù hợp với không gian

Tùy thuộc vào diện tích và phong cách thiết kế mà bạn sẽ lựa chọn các mẫu cầu thang phù hợp. Đối với những ngôi nhà có diện tích lớn có thể chọn nhiều mẫu cầu thang gỗ đẹp như cầu thang dạng xương cá, cầu thang chữ L hay cầu thang gỗ đổi chiều 180 độ.

Ngược lại, những gia đình cho diện tích nhỏ khi thiết kế cầu thang phải chú ý đến chiều ngang để không chiếm quá nhiều không gian của ngôi nhà. Bạn nên chọn mẫu cầu thang gỗ thẳng có độ rộng từ 0,9 – 1,2m và chiều cao mỗi bậc khoảng 150mm. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến từ kiến trúc sư để có thể thiết kế cầu thang tối ưu cho không gian, đúng phong thủy.

vị trí cầu thang
Vị trí của cầu thang sẽ ảnh hưởng đến tài vận của của gia chủ

Theo phong thủy, cầu thang không nên đặt ở giữa nhà, có hướng lao thẳng ra cửa chính, đối diện với nhà vệ sinh, bếp hay những nơi thiếu ánh sáng. Bởi vì, khi đặt ở những vị trí này sẽ làm ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của gia chủ.

Giá thi công cầu thang gỗ

Giá thi công cầu thang gỗ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu gỗ, kích thước mặt gỗ, kích thước lan can, số bậc, chiều dài và rộng của cầu thang… Dưới đây là mức giá của một số loại cầu thang gỗ phổ biến nhất hiện nay:

Cầu thang gỗ sồi Mỹ

  • Mặt bậc cầu thang (dày 30mm): Giá từ 2.000.000 VNĐ/m2
  • Cổ bậc (dày 15mm): Giá từ 900.000 VNĐ/m2
  • Nẹp cầu thang (dày 15mm): Giá từ 120.000 VNĐ/m
  • Tay vịn cầu thang: Giá từ 550.000 VNĐ/md
  • Con tiện gỗ sồi: Giá từ 80.000 VNĐ/con

Cầu thang gỗ lim Nam Phi

  • Mặt bậc cầu thang (dày 30mm): Giá từ 2.100.000 VNĐ/m2
  • Cổ bậc (dày 15mm): Giá từ 1.000.000 VNĐ/m2
  • Nẹp cầu thang (dày 15mm): Giá từ 120.000 VNĐ/m
  • Tay vịn cầu thang: Giá từ 600.000 VNĐ/md
  • Con tiện gỗ lim: 100.000 VNĐ/con

Cầu thang gỗ đỏ Nam Phi

  • Mặt bậc cầu thang (dày 30mm): Giá từ 2.600.000 VNĐ/m2
  • Cổ bậc (dày 15mm): Giá từ 1.200.000 VNĐ/m2
  • Nẹp cầu thang (dày 15mm): Giá từ 160.000 VNĐ/m
  • Tay vịn cầu thang: Giá từ 650.000 VNĐ/md
  • Con tiện gỗ đỏ : 120.000 VNĐ/con

Lưu ý: Giá thi công cầu thang gỗ sẽ thay đổi theo thời gian và vùng miền

Cầu thang gỗ công nghiệp

Chi phí thi công cầu thang gỗ công nghiệp thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên, chỉ dao động khoảng từ 300.000 – 600.000 VNĐ/m2 tùy thuộc vào loại gỗ và độ dày của các phụ kiện đi kèm.

cầu thang gỗ công nghiệp

Chọn đơn vị thi công cầu thang gỗ uy tín

Bạn nên lựa chọn những công ty uy tín, nhiều kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ thiết kế và lắp đặt trọn gói để tiết kiệm chi phí, thời gian và nhận được các chính sách bảo dưỡng tốt nhất.

Quy trình thi công cầu thang gỗ

Bước 1: Lắp mặt cầu thang

Mặt cầu thang là bộ phận được lắp đặt đầu tiên, thông thường có 3 cách thực hiện, đó là: dùng đinh đóng, dùng vít hai đầu cố định bề mặt và lắp mặt cầu thang bằng chốt măng cá. Tùy thuộc vào loại cầu thang mà thợ thi công sẽ áp dụng cách lắp phù hợp.

Bước 2: Lắp phần cổ bậc cầu thang

Cổ bậc là nơi tiếp xúc giữa bề mặt bê tông và cổ bậc cầu thang. Khi lắp ráp phần mặt bê tông sẽ được trát một lớp keo, sau đó đặt phần cổ bậc thang lên và dùng búa gõ nhẹ để cố định 2 bề mặt này lại với nhau.

Bước 3: Lắp đặt con tiện cầu thang

Con tiện giúp tăng độ kiên cố và tính thẩm mỹ của cầu thang. Khoảng cách của các con tiện sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng kiểu dáng cầu thang, nhưng khoảng cách phổ biến nhất là 150 – 200mm.

Bước 4: Lắp tay vịn cầu thang

Kích thước và chiều dài của tay vịn được tính toán từ trước. Người thợ sẽ đục lỗ phía dưới tay vịn bằng phần đầu phía trên của con tiện, sau đó con tiện sẽ được lắp vào tay vịn bằng keo dính.

Bước 5: Ráp phần nẹp – len

Người thợ dùng cưa cắt mặt bậc để đưa nẹp len tường vào trong, sau đó cố định bằng đinh vít. Thông thường nẹp có độ dày khoảng 1.5 cm và rộng từ 8-9 cm.

Quý khách có thể tham khảo quy trình thi công hoàn thiện cầu thang gỗ trong video dưới đây:

Gợi ý một số mẫu cầu thang gỗ đẹp cho ngôi nhà của bạn

cầu thang gỗ đẹp

cầu thang gỗ đẹp

cầu thang gỗ đẹp

cầu thang gỗ đẹp

cầu thang gỗ đẹp

cầu thang gỗ đẹp

cầu thang gỗ đẹp

Trên đây là những thông tin cơ bản về cầu thang gỗ, nếu bạn có thắc mắc hoặc nhu cầu thiết kế và thi công nhà ở hãy liên hệ với Kiến Trúc Trang Kim qua Hotline: 0985.999.895 để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi hiện là đơn vị chuyên thiết kế và xây dựng hàng đầu tại Hà Nội với hơn 10 năm kinh nghiệm. Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, thiết kế và thợ thi công lành nghề, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những công trình an toàn và chất lượng nhất.

]]>
https://kientructrangkim.com/33684/cau-thang-go/feed/ 0
Móng đơn là gì? Cấu tạo và cách phân loại chi tiết nhất https://kientructrangkim.com/35160/mong-don-la-gi/ https://kientructrangkim.com/35160/mong-don-la-gi/#respond Sat, 09 Oct 2021 01:15:42 +0000 https://kientructrangkim.com/?p=35160 Nhà có bền vững, an toàn hay không thì móng nhà là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Theo các chuyên gia nghiên cứu về sự cố, có đến 70% sự cố hư hỏng nhà ở là do móng nhà gây ra. Chưa kể, móng nhà lại nằm sâu phía dưới đất nên khi có dấu hiệu hư hỏng rất khó để khắc phục. Trong bài viết này, Kiến Trúc Trang Kim sẽ giới thiệu với các bạn về móng đơn, một loại móng nhà khá phổ biến thường được dùng cho các công trình nhà ở riêng lẻ.

móng đơn là gì

Móng đơn là gì?

Móng đơn hay còn gọi móng cốc là một loại móng nông dùng để đỡ một cột lớn hoặc nhiều cột đứng gần nhau. Loại móng này có tác dụng chống đỡ toàn bộ phần công trình phía trên và tránh tình trạng sập, lún trong quá trình thi công.

mặt cắt móng đơn
Bản vẽ mặt cắt móng đơn trong thi công xây dựng

Đặc điểm của móng đơn

Móng đơn chủ yếu được xây trên nền đất có độ cứng và ổn định tương đối cao. Nó có kích thước nhỏ, mặt đáy có dạng hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật. Loại móng này dễ thi công giúp tiết kiệm chi phí xây dựng nên thường dùng cho các công trình nhỏ lẻ, có trọng tải nhẹ như nhà 1 – 4 tầng, nhà dân sinh và nhà kho.

Móng đơn ngoài công trình thực tế
Móng đơn ngoài công trình thực tế

Cấu tạo của móng đơn

Cấu tạo của móng đơn

Cấu tạo của móng đơn khá đơn giản, nếu làm bằng gạch thì sẽ gồm có các lớp gạch xếp chồng lên nhau. Riêng đối với móng đơn là từ bê tông cốt thép thì được tạo thành từ 4 bộ phận cơ bản sau:

  • Lớp bê tông lót móng: Có độ dày từ 100mm đổ lên và được làm từ bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vữa và xi măng mác 50÷10. Lớp bê tông lót móng có tác dụng làm sạch, phẳng hố móng, chống mất nước xi măng và làm ván khuôn cho bước đổ bê tông móng.
  • Phần móng (bản móng): Đáy hình chữ nhật, bị vát, có độ dốc vừa phải và kích thước được các kỹ sư xây dựng tính toán phù hợp với từng loại hình công trình.
  • Cổ móng: Có kích thước lớn hơn phần cột trên đầu khoảng 2,5cm ở cả hai phía, giúp tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng. Phần cổ móng có tác dụng truyền lực, tải trọng từ cột xuống đáy móng.
  • Giằng móng (đà kiềng): Là những đoạn giằng cột chính trong kiến trúc của một công trình giúp kết nối các cột lại với nhau. Nó có nhiệm vụ đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ nhún lệch giữa các móng trong công trình. Đối với móng đơn, độ cao mặt trên của đà kiềng thường thấp hơn nền hoàn thiện từ 7 – 10cm. Để đảm bảo không cho nước thấm vào lớp bê tông nền, làm tường trên bị ẩm và ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà.
đà kiềng
Đà kiềng là kết cấu rất quan trọng của móng đơn

Phân loại móng đơn

Có nhiều cách để phân loại móng đơn, trong bài viết này Kiến Trúc Trang Kim sẽ giới thiệu 3 cách phân loại phổ biến nhất hiện nay.

phân loại móng đơn

Dựa vào tải trọng

  • Móng chịu tải trọng đúng tâm.
  • Móng chịu tải trọng lệch tâm.
  • Móng các công trình cao (tháp nước, bể chứa, ống khói…).
  • Móng chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước…).
  • Móng chịu tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ.

Dựa vào độ cứng

  • Móng mềm (khả năng biến dạng lớn).
  • Móng tuyệt đối cứng (khả năng biến dạng rất nhỏ).
  • Móng cứng hữu hạn.

Dựa vào cách thức chế tạo

  • Móng toàn khối (móng được đổ tại chỗ).
  • Móng lắp ghép (móng được tạo thành từ nhiều khối chế tạo sẵn ghép lại với nhau).

Ưu và nhược điểm của móng đơn

Ưu điểm:

  • Cấu tạo đơn giản, dễ dàng thi công.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng.
  • Phù hợp với các công trình thấp tầng có quy mô nhỏ.

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu lực cao yếu nên không phù hợp với các công trình lớn.
  • Không thi công được ở vùng đất yếu.
  • Có thể gây ra tình trạng lún nứt công trình khi cố gắng thi công trong điều kiện không phù hợp.

 

Khi nào nên sử dụng móng đơn?

Cấu tạo của móng đơn khá đơn giản, dễ thi công và chi phí rẻ nên thường được ưu tiên sử dụng trong các công trình nhà ở riêng lẻ, cụ thể là:

  • Nhà ở thấp tầng.
  • Công trình có trọng tải nhẹ.
  • Xây dựng trên nền đất tốt và ổn định.
  • Khi có một kênh nước hoặc hệ thống thoát nước sâu gần công trình đang xây dựng.
  • Khảo sát kỹ hiện trạng và tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn về kiến trúc, kết cấu.
Nếu dùng móng đơn trên nền đất yếu, người ta thường gia cố thêm bằng cách đóng cọc cừ tràm hoặc cọc tre dưới đáy hố móng để tăng độ chắc chắn.

Quy trình thi công móng đơn đúng tiêu chuẩn

Quy trình thi công móng đơn gồm có những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và trang thiết bị

Đây là bước đầu tiên được thực hiện ngay sau khi hoàn thiện công tác khảo sát trắc địa và thống nhất phương án thi công. Ở bước này cần chuẩn bị mặt bằng gọn gàng, thiết bị thi công, vật tư xây dựng và nhân công. Tất cả phải được tính toán kỹ lưỡng để những bước thi công tiếp diễn ra nhanh chóng, đáp ứng kịp tiến độ đề ra.

Bước 2: Đóng cọc

Tùy thuộc vào bản vẽ thiết kế và khu đất của công trình, mà các kỹ sư xây dựng sẽ xác định vị trí đóng cọc và khoảng cách giữa các cọc phù hợp. Nếu dùng móng đơn trên nền đất yếu người ta thường gia cố thêm bằng cừ tràm hoặc cọc tre để tăng độ chắc chắn.

Bước 3: Đào hố móng

Tiến hành đào hố móng xung quanh vị trí đóng cọc được đánh dấu ban đầu. Kích thước của hố móng đơn phải đảm bảo đủ độ rộng, dài và chiều sâu theo bản vẽ thiết kế.

Bước 4: Làm phẳng mặt hố móng

Sau khi đào xong hố móng cần dọn sạch, san phẳng mặt hố móng vừa đào. Có thể dùng đất trải phẳng mặt hố hoặc rải một lớp đá dăm mỏng lên bề mặt. Ở công đoạn này, cần sử dụng các loại máy móc chuyên biệt như máy đầm hoặc đầm tay để đầm mặt hố móng.

làm phẳng mặt hố móng

Bước 5: Đổ lớp bê tông lót móng

Sau khi làm phẳng mặt hố móng, thợ thi công sẽ đổ một lớp bê tông lót móng. Lớp bê tông này có tác dụng hạn chế mất nước cho lớp vữa, bê tông ở trên, cố định và làm phẳng phần đáy móng.

Bước 6: Bố trí thép móng đơn

Tùy thuộc vào hình dáng của móng đơn mà sẽ bố trí các thanh thép chịu lực khác nhau. Thông thường các loại thép được sử dụng có kích cỡ Φ12 – Φ16 và khoảng cách giữa các thanh thép từ 10 – 15 cm. Phần cốt thép móng đơn cần đặt cách mặt bê tông lót khoảng 5cm, để tránh tình trạng thép bị ăn mòn, hoen gỉ, đồng thời tăng sự liên kết giữa móng và lớp lót móng.

bố trí thép móng đơn

Bước 7: Đổ bê tông móng

Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình thi công móng đơn. Người thợ sẽ tiến hành trộn bê tông với tỉ lệ tiêu chuẩn. Sau đó, đổ bê tông theo nguyên tắc từ xa đến gần. Lưu ý, không được để cho hố móng ngập nước trong quá trình đổ bê tông, vì nước sẽ làm giảm độ kết dính và chất lượng của bê tông.

đổ bê tông móng

Những lưu ý trong quá trình thi công móng đơn

lưu ý thi công móng đơn

Khảo sát kỹ hiện trạng đất trước khi thi công

Móng đơn chỉ chịu được các công trình có trọng tải thấp như nhà dân dụng, nhà công nghiệp, nên thường được dùng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt. Do đó, trước khi thi công cần khảo sát kỹ hiện trạng để đưa ra phương án phù hợp nhất.

Xử lý móng nhà khi bị ngập nước

Nếu khi đào hố móng đơn có dấu hiệu bị ngập nước, thì dùng bạt phủ rộng để nước ngầm không thấm vào trong hố. Sau đó, mới tiến hành lắp đặt cốp pha và đổ bê tông. Trong khi đổ bê tông vào hố móng tuyệt đối không được để nước ngấm vào trong.

Chọn thợ thi công giỏi có nhiều kinh nghiệm

Những thợ thi công giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ đảm bảo các yếu tố về kết cấu móng nhà đạt tiêu chuẩn. Do đó, trong quá trình thi công cần phải giám sát chặt chẽ thợ xây để không xảy ra tình trạng làm cẩu thả hay thiếu kinh nghiệm cắt, đan khung thép cốp pha sai, đổ bê tông ít… khiến cho móng sau khi hoàn thiện không an toàn, chắc chắn.

Kiến Trúc Trang Kim – Công ty kiến trúc uy tín chất lượng tại Hà Nội

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế và thi công nhà ở trọn gói uy tín, hãy lựa chọn Kiến Trúc Trang Kim. Chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này tại khu vực phía Bắc.

Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư có chuyên môn cao và lực lượng thi công lành nghề, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một ngôi nhà ưng ý nhất. Bên cạnh đó, với phương châm “lấy chữ tín làm đầu”, Kiến Trúc Trang Kim luôn có những giải pháp thiết kế và thi công độc quyền do các kiến trúc sư chuyên nghiệp thực hiện. Các phương án của chúng tôi có tính linh hoạt và ứng dụng cao, đảm bảo không phát sinh thêm bất kỳ khoản chi phí nào ngoài dự toán ban đầu.

Hiện Kiến Trúc Trang Kim cung cấp đa dạng các dịch vụ như thiết kế kiến trúc, nội thất, thi công xây dựng, cải tạo công trình, sản xuất và lắp đặt nội thất hoàn thiện… cho các công trình nhà phố, biệt thự, nhà hàng, khách sạn….

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về móng đơn hoặc có nhu cầu thiết kế xây dựng nhà ở hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0985.999.895 để được tư vấn miễn phí.

]]>
https://kientructrangkim.com/35160/mong-don-la-gi/feed/ 0