Nhà của người Kinh có 2 loại, nhà tre và nhà gỗ. Nhà tre thấp lè tè, mái nằm ngang có độ dốc chứng 15-30 độ, cột có rất nhiều, cách nhau khoảng 2-2,5cm cột hiên chỉ cao hơn đầu người chừng 2m.
Mỗi ngôi nhà nằm biệt lập với xung quanh, có cây vây xung quanh tạo bóng mát. Nhà thường quay hướng Nam, nắng sáng và nắng chiều chỉ chiếu xiên vào 2 đầu hồi và hắt ánh sáng phản chiếu vào trong nhà. Mỗi nhà phía trước hiên lại có tấm che nắng bằng tre, gọi là rại, nên ánh nắng hắt vào nhà bị yếu đi. Do vậy, trong nhà luôn vừa đủ ánh sáng, không làm cho người ta khó chịu. Tấm rại cũng che không cho nước mưa hắt vào nhà.
Trong nhà chia làm 3 khu: gian chính giữa thờ tổ tiên và tiếp khách, hai đầu nhà là hai gian buồng có cửa ra vào. Bếp dựng riêng bên ngoài phía trái và vuông góc với nhà chính, nhà huớng Nam thì bếp đặt phía Đông, hướng bếp nhìn ra Tây. Bởi lẽ, gió nam và gió đông nam thổi tới đã có vách sau bếp ngăn, nếu đặt phía bên phải nhà chính quay mặt về hướng Đông, gió thổi vào làm cho lửa rơm cháy bùng sau bếp, cơm canh đều hỏng. Đây là cái lý phong thủy của người Việt cổ xưa. Bếp cũng là nơi mọi người trong nhà tập trung trò chuyện, ăn uống, còn cửa nhà chính thì đóng. Cửa nhà chính chỉ mở khi có ngày lễ Tết, hiếu hỷ.
Về kích thước nhà, có tỷ lệ giữa chiều dài, chiều rộng, chiều cao, đơn vị đo cơ bản gọi là trếng , chiều dài của trếng tính bằng đơn vị thước ta (1 thước = 0,4m). Trếng là độ dài tính từ tim cột này tới tim cột kia, nếu là chiều cao cột nhà tính từ đá tảng ở sàn nhà lên đế n đầu cột . Độ dài của nhà thường có 3 kích thước sau :
- Nhà ba hai: có trếng dài 3 thước 2 thì cột cao 8 thước 6 còn gọi là nhà tám sáu.
- Nhà ba bảy: có trếng dài 3 thước 7, thì cột cao 9 thước 1, còn gọi là nhà chin mot.
- Nhà bốn hai: có trếng dài 4 thước, thì cột cao 10 thước 5.
Những số đo trên, được người xưa tính trùng hợp với số cát của dãy 12 trục hay 12 thần của một ngày trong tháng, mỗi trục biểu thị cho một con số , như kiến là 1, trừ là 2, mãn là 3… Dãy trực hay thần đá như sau : kiến (1) –trừ (2) –mãn(3)- bình (4) – định (5) – chấp (6) – phá(7)- nguy(8) – thành(9) – thu(10) khai(11) – bế(12) –kiến(1) … Trong các trực trên : kiến(1), định(5), chấp(6), thanh(9), thu(10) là tốt . Việc lựa chọn số đo sao cho trùng hợp với số của trực mang tính cát , như nhà ba hai : 3 + 2 = 5 là trực định , nhà ba bảy : 3 + 7 = 10 là trực thu , nhà bốn hai : 4 + 2 = 6 là trực chấp, đối với nhà tám sáu : 8 + 6 = 14 –- 1 + 4 = 5 cũng là trực định, nhà chín mốt : 9 + 1 =10 ––1 + 0 = 1 là trực kiến. Như vậy việc lựa chọn chiều dài ngôi nhà hay các bước gian, người Việt xưa đưa ra tiêu chí chọn số đo cát, kỳ vọng ngôi nhà ở được an khang, thịnh vượng.
Về năm được tuổi làm nhà:
Người xưa khi làm nhà đều chọn tuổi, làm nhà tránh vào năm kim lâu và năm hoang ốc . Căn cứ theo tuổi năm âm lịch, người xưa khi làm nhà tránh vào 4 loại năm kim lâu là: kim lâu thân, phạm vào ảnh hưởng tới chủ nhà : kim lâu thê, phạm vào ảnh hưởng tới người vợ, kim lâu tử: phạm vào ảnh hưởng tới vật nuôi trong nhà, những tuổi không kim lâu đối với mỗi người là : 25, 26, 28, 31, 34, 35, 37, 40, 43, 44, 46, 49, 52, 53, 55, 58, 59,61, 62, 64, 67… Như vậy, năm làm nhà không phạm kim lâu chưa chắc đã tốt cho gia chủ, do vậy, người ta phải xem năm đó còn có phạm hoang ốc hay không. Từ hai điều kiện năm vừa không kim lâu, vừa không hoang ốc, tam sát, ngũ tử, những người vào độ tuổi (tính theo tuổi lịch âm) như sau làm nhà rất tốt là : 26, 28, 31, 35, 37, 44, 46, 52, 58, 61, 67 … Qua đây, bạn có thể tự chọn cho mình những năm làm nhà đẹp.
Còn có trường hợp phải chọn tuổi làm nhà theo Cửu trạch . Theo thuyết này, mỗi người có thể rơi vào 4 trạch tốt là: Phúc, Đức ,Bảo ,Lộc ; năm trạch xấu là : Bại , Hư, Khốc, Qủy , Tử.
Theo cách tính của Cửu trạch , những năm được tuổi làm nhà theo 4 trạch tốt là : Phúc: 28, 37, 46, 55, 64, … Đức: 29, 38, 47, 56, 65 … Bảo: 26, 35, 44, 53, 62 … Lộc: 27, 36, 45, 54, 63 … Phái này cũng cho rằng , tuy được năm trạch tốt nhưng cũng không được phạm hoang ốc. Nếu theo phái này, những năm làm nhà tốt nhất cho một người là: 26, 28, 35, 37, 44, 46, 53, 55, 58, 62, 64 …
Trên thực tế, có người khi làm nhà không được tuổi, phạm năm kim lâu, dân gian xưa mượn người được tuổi làm nhà để tiến hành khởi công, cất nóc, đổ mái. Khi xây dựng xong, lúc nhập trạch, chủ nhà làm một lễ mặn xin nhập trạch và cùng lúc tạ lỗi với thần linh, thổ thần, thổ địa … Sẽ được bình an vô sự .
Trường hợp nơi làm nhà không đúng phương vị như phong thủy quy định, nhưng nhà vẫn phải làm theo phương vị không như ý đó dân gian xưa áp dụng phép ”dời chổ ở” . Ví như người có tuổi xây dựng nhà ở phía Nam thì lợi, xây dựng nhà phía Bắc thì không lợi, nhưng vẫn phải xây dựng ở phía Bắc này. Chủ nhân làm tạm chổ ở nơi định xây là phía Bắc, rồi ở tạm dó một vài hôm, nhưng hướng cửa phải nhìn quay về phía Nam. Sau đó chủ nhân thực hiện xây dựng nhà mới ở phía Bắc mà vẫn đại cát, đại lợi.
Về ngày giờ khởi công:
Được tuổi làm nhà, nhưng người xưa còn rất trọng ngày giờ khởi công, như động thổ, đổ móng, dựng cột, gác xà, đổ mái về cách xác định ngày cát tránh ngày hung , người xưa dựa vào thuật trạch cát qua một số lịch cổ của Trung Hoa cổ đại. Đáng chú ý nhất là cuốn lịch thư dân dụng, được biên soạn vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, hoàn chỉnh vào thời Đường Tống Trung Hoa cổ đại. Do thời xưa, hàng năm hoàng đế khâm định ngày lành ban bố cho thiên hạ, nên lịch này còn có tên là Hoàng Lịch. Trong Hoàng Lịch, người xưa khuyên khi khởi công xây dựng, động thổ, đổ mái…, cần chọn ngày có sao: thiên đức, nguyệt đức, nguyệt đức hợp, thiên xá, thiên nguyện, nguyệt â, tứ tướn, thời đức, tam hợp, khai nhật, bất tương, trực tinh … tránh các sao: nguyệt kiến, thổ phù, nguyệt phá, bình nhật, thu nhật, bế nhật, kiếp sát, tai sát, nguyệt hình, nguyệt yểm, đại thời, thiên lại, tứ phế, ngũ mộ, thổ phù, địa nang, thổ vượng, hỏa tinh, thọ tử, sát chủ.
Dân gian xưa còn kiêng làm nhà vào ngày Dương công nguyệt kỵ . Một năm có 13 ngày như vậy, đó là: tháng giêng, ngày 13, tháng 2 ngày …, tháng 3 ngày 9, tháng 4 ngày 7, ngày 8 và 29, tháng 8 ngày 27, tháng 9 ngày 25, tháng 10 ngày 23, tháng một ngày 21, tháng chạp ngày 19.
Về giờ khởi công, dân gian thường chọn theo giờ hoàng đạo . Trong một ngày có 6 giờ hoàng đạo. Những giờ hoàng đạo hay còn gọi là những giờ tốt của vòng sao thanh long, được người xưa tính như sau:
Ngày Tý, Ngọ: giờ Thân (thanh long), Dậu (minh đường), Dần (kim quỹ), Mão(thiên đức), Tỵ (ngọc đường), Thân (tư mệnh)
Ngày Dần,Thân: giờ Tý (thanh long), Sửu (minh đường), Thìn (kim quỹ), Tỵ (thiên đức), Mùi (ngọc đường), Tuất (tư mệnh)
Ngày Mão, Dậu: giờ Dần (thanh long), Mão (minh đường), Ngọ (kim quỹ), Mùi (thiên đức), Dậu ( ngọc đường), Tý (tư mệnh).
Ngày Thìn, Tuất: giờ Thìn (thanh long), Tỵ (minh đường), Thân (kim quỹ), Dậu (thiên đức), Hợi (ngọc đường), Dần (tư mệnh)
Tỵ, Hợi: giờ Ngọ (thanh long), Mùi (minh đường), Tuất (kim quỹ), Hợi (thiên đức), Sửu (ngọc đường), Thìn (tư mệnh).
Các giờ hoàng đạo- thanh long trên đều tốt cho mọi việc, nhất là trong xây dựng, khởi công tu tạo. Khi đổ mái, dân gian xưa hay chọn giờ thanh long và tư mệnh , coi hai loại giờ này là tốt nhất.
Chọn được giờ tốt, nhưng người xưa còn kiểm tra lại xem có trùng với hai loại giờ bị coi là rất xấu là sát chủ và thọ tử . Hai loại giờ này nếu vi phạm vào, người xưa cho là mọi việc đều không thành, nhất là khởi công xây dựng và đổ mái. Theo cách tính của người xưa, các giờ đó như sau:
Giờ sát chủ:
Tháng giêng và tháng 7 là giờ Dần, tháng 2 và 8 là giờ Tỵ, tháng 3 và 9 là giờ Thân, tháng 4 và 10 là giờ Thìn, tháng 5 và 11 là giờ Dậu, tháng 6 và chạp là giờ Mão.
Giờ thọ tử:
Căn cứ theo ngày để tính như: ngày Tý là giờ Sửu, ngày Sửu là giờ Ngọ, ngày Dần, Thân, Mão, Dậu là giờ Mão, ngày Tỵ, Hợi là giờ Mão và giờ Ngọ, ngày Thìn, Tuất là giờ Tỵ.
Trên đây là kinh nghiệm dân gian về xây dựng nhà cửa của dân tộc Kinh ngày xưa. Nếu bạn thấy bài viết là hữu ích hãy like hoặc share để Trang Kim có nhiều động lực chia sẻ bài viết hơn mỗi ngày.
Hoàn đã bình luận
Cho mình hỏi chiều dài nhà ống bao nhiêu mét là đẹp nhất ,5met20met
Vinh đã bình luận
Minh sinh nam 1983 sang nam 2019 duoc 37 tuoi, cho minh hoi co lam nha duoc ko?