Nhà có bền vững, an toàn hay không thì móng nhà là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Theo các chuyên gia nghiên cứu về sự cố, có đến 70% sự cố hư hỏng nhà ở là do móng nhà gây ra. Chưa kể, móng nhà lại nằm sâu phía dưới đất nên khi có dấu hiệu hư hỏng rất khó để khắc phục. Trong bài viết này, Kiến Trúc Trang Kim sẽ giới thiệu với các bạn về móng đơn, một loại móng nhà khá phổ biến thường được dùng cho các công trình nhà ở riêng lẻ.
Mục lục
Móng đơn là gì?
Móng đơn hay còn gọi móng cốc là một loại móng nông dùng để đỡ một cột lớn hoặc nhiều cột đứng gần nhau. Loại móng này có tác dụng chống đỡ toàn bộ phần công trình phía trên và tránh tình trạng sập, lún trong quá trình thi công.
Đặc điểm của móng đơn
Móng đơn chủ yếu được xây trên nền đất có độ cứng và ổn định tương đối cao. Nó có kích thước nhỏ, mặt đáy có dạng hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật. Loại móng này dễ thi công giúp tiết kiệm chi phí xây dựng nên thường dùng cho các công trình nhỏ lẻ, có trọng tải nhẹ như nhà 1 – 4 tầng, nhà dân sinh và nhà kho.
Cấu tạo của móng đơn
Cấu tạo của móng đơn khá đơn giản, nếu làm bằng gạch thì sẽ gồm có các lớp gạch xếp chồng lên nhau. Riêng đối với móng đơn là từ bê tông cốt thép thì được tạo thành từ 4 bộ phận cơ bản sau:
- Lớp bê tông lót móng: Có độ dày từ 100mm đổ lên và được làm từ bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vữa và xi măng mác 50÷10. Lớp bê tông lót móng có tác dụng làm sạch, phẳng hố móng, chống mất nước xi măng và làm ván khuôn cho bước đổ bê tông móng.
- Phần móng (bản móng): Đáy hình chữ nhật, bị vát, có độ dốc vừa phải và kích thước được các kỹ sư xây dựng tính toán phù hợp với từng loại hình công trình.
- Cổ móng: Có kích thước lớn hơn phần cột trên đầu khoảng 2,5cm ở cả hai phía, giúp tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng. Phần cổ móng có tác dụng truyền lực, tải trọng từ cột xuống đáy móng.
- Giằng móng (đà kiềng): Là những đoạn giằng cột chính trong kiến trúc của một công trình giúp kết nối các cột lại với nhau. Nó có nhiệm vụ đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ nhún lệch giữa các móng trong công trình. Đối với móng đơn, độ cao mặt trên của đà kiềng thường thấp hơn nền hoàn thiện từ 7 – 10cm. Để đảm bảo không cho nước thấm vào lớp bê tông nền, làm tường trên bị ẩm và ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà.
Phân loại móng đơn
Có nhiều cách để phân loại móng đơn, trong bài viết này Kiến Trúc Trang Kim sẽ giới thiệu 3 cách phân loại phổ biến nhất hiện nay.
Dựa vào tải trọng
- Móng chịu tải trọng đúng tâm.
- Móng chịu tải trọng lệch tâm.
- Móng các công trình cao (tháp nước, bể chứa, ống khói…).
- Móng chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước…).
- Móng chịu tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ.
Dựa vào độ cứng
- Móng mềm (khả năng biến dạng lớn).
- Móng tuyệt đối cứng (khả năng biến dạng rất nhỏ).
- Móng cứng hữu hạn.
Dựa vào cách thức chế tạo
- Móng toàn khối (móng được đổ tại chỗ).
- Móng lắp ghép (móng được tạo thành từ nhiều khối chế tạo sẵn ghép lại với nhau).
Ưu và nhược điểm của móng đơn
Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản, dễ dàng thi công.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng.
- Phù hợp với các công trình thấp tầng có quy mô nhỏ.
Nhược điểm:
- Khả năng chịu lực cao yếu nên không phù hợp với các công trình lớn.
- Không thi công được ở vùng đất yếu.
- Có thể gây ra tình trạng lún nứt công trình khi cố gắng thi công trong điều kiện không phù hợp.
Khi nào nên sử dụng móng đơn?
Cấu tạo của móng đơn khá đơn giản, dễ thi công và chi phí rẻ nên thường được ưu tiên sử dụng trong các công trình nhà ở riêng lẻ, cụ thể là:
- Nhà ở thấp tầng.
- Công trình có trọng tải nhẹ.
- Xây dựng trên nền đất tốt và ổn định.
- Khi có một kênh nước hoặc hệ thống thoát nước sâu gần công trình đang xây dựng.
- Khảo sát kỹ hiện trạng và tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn về kiến trúc, kết cấu.
Quy trình thi công móng đơn đúng tiêu chuẩn
Quy trình thi công móng đơn gồm có những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và trang thiết bị
Đây là bước đầu tiên được thực hiện ngay sau khi hoàn thiện công tác khảo sát trắc địa và thống nhất phương án thi công. Ở bước này cần chuẩn bị mặt bằng gọn gàng, thiết bị thi công, vật tư xây dựng và nhân công. Tất cả phải được tính toán kỹ lưỡng để những bước thi công tiếp diễn ra nhanh chóng, đáp ứng kịp tiến độ đề ra.
Bước 2: Đóng cọc
Tùy thuộc vào bản vẽ thiết kế và khu đất của công trình, mà các kỹ sư xây dựng sẽ xác định vị trí đóng cọc và khoảng cách giữa các cọc phù hợp. Nếu dùng móng đơn trên nền đất yếu người ta thường gia cố thêm bằng cừ tràm hoặc cọc tre để tăng độ chắc chắn.
Bước 3: Đào hố móng
Tiến hành đào hố móng xung quanh vị trí đóng cọc được đánh dấu ban đầu. Kích thước của hố móng đơn phải đảm bảo đủ độ rộng, dài và chiều sâu theo bản vẽ thiết kế.
Bước 4: Làm phẳng mặt hố móng
Sau khi đào xong hố móng cần dọn sạch, san phẳng mặt hố móng vừa đào. Có thể dùng đất trải phẳng mặt hố hoặc rải một lớp đá dăm mỏng lên bề mặt. Ở công đoạn này, cần sử dụng các loại máy móc chuyên biệt như máy đầm hoặc đầm tay để đầm mặt hố móng.
Bước 5: Đổ lớp bê tông lót móng
Sau khi làm phẳng mặt hố móng, thợ thi công sẽ đổ một lớp bê tông lót móng. Lớp bê tông này có tác dụng hạn chế mất nước cho lớp vữa, bê tông ở trên, cố định và làm phẳng phần đáy móng.
Bước 6: Bố trí thép móng đơn
Tùy thuộc vào hình dáng của móng đơn mà sẽ bố trí các thanh thép chịu lực khác nhau. Thông thường các loại thép được sử dụng có kích cỡ Φ12 – Φ16 và khoảng cách giữa các thanh thép từ 10 – 15 cm. Phần cốt thép móng đơn cần đặt cách mặt bê tông lót khoảng 5cm, để tránh tình trạng thép bị ăn mòn, hoen gỉ, đồng thời tăng sự liên kết giữa móng và lớp lót móng.
Bước 7: Đổ bê tông móng
Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình thi công móng đơn. Người thợ sẽ tiến hành trộn bê tông với tỉ lệ tiêu chuẩn. Sau đó, đổ bê tông theo nguyên tắc từ xa đến gần. Lưu ý, không được để cho hố móng ngập nước trong quá trình đổ bê tông, vì nước sẽ làm giảm độ kết dính và chất lượng của bê tông.
Những lưu ý trong quá trình thi công móng đơn
Khảo sát kỹ hiện trạng đất trước khi thi công
Móng đơn chỉ chịu được các công trình có trọng tải thấp như nhà dân dụng, nhà công nghiệp, nên thường được dùng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt. Do đó, trước khi thi công cần khảo sát kỹ hiện trạng để đưa ra phương án phù hợp nhất.
Xử lý móng nhà khi bị ngập nước
Nếu khi đào hố móng đơn có dấu hiệu bị ngập nước, thì dùng bạt phủ rộng để nước ngầm không thấm vào trong hố. Sau đó, mới tiến hành lắp đặt cốp pha và đổ bê tông. Trong khi đổ bê tông vào hố móng tuyệt đối không được để nước ngấm vào trong.
Chọn thợ thi công giỏi có nhiều kinh nghiệm
Những thợ thi công giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ đảm bảo các yếu tố về kết cấu móng nhà đạt tiêu chuẩn. Do đó, trong quá trình thi công cần phải giám sát chặt chẽ thợ xây để không xảy ra tình trạng làm cẩu thả hay thiếu kinh nghiệm cắt, đan khung thép cốp pha sai, đổ bê tông ít… khiến cho móng sau khi hoàn thiện không an toàn, chắc chắn.
Kiến Trúc Trang Kim – Công ty kiến trúc uy tín chất lượng tại Hà Nội
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế và thi công nhà ở trọn gói uy tín, hãy lựa chọn Kiến Trúc Trang Kim. Chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này tại khu vực phía Bắc.
Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư có chuyên môn cao và lực lượng thi công lành nghề, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một ngôi nhà ưng ý nhất. Bên cạnh đó, với phương châm “lấy chữ tín làm đầu”, Kiến Trúc Trang Kim luôn có những giải pháp thiết kế và thi công độc quyền do các kiến trúc sư chuyên nghiệp thực hiện. Các phương án của chúng tôi có tính linh hoạt và ứng dụng cao, đảm bảo không phát sinh thêm bất kỳ khoản chi phí nào ngoài dự toán ban đầu.
Hiện Kiến Trúc Trang Kim cung cấp đa dạng các dịch vụ như thiết kế kiến trúc, nội thất, thi công xây dựng, cải tạo công trình, sản xuất và lắp đặt nội thất hoàn thiện… cho các công trình nhà phố, biệt thự, nhà hàng, khách sạn….
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về móng đơn hoặc có nhu cầu thiết kế xây dựng nhà ở hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0985.999.895 để được tư vấn miễn phí.