Chọn cầu thang cho nhà đẹp luôn là bài toán khó đối với nhiều người. Đặc biệt là khi cầu thang lại có ảnh hưởng đáng kể đến tổng thể không gian sống. Trong bài viết sau đây, Trang Kim sẽ gợi ý đến bạn đọc các phương án cầu thang tối ưu áp dụng cho từng không gian nhà từ rộng đến hẹp.
Mục lục
Tiêu chuẩn kích thước cầu thang trong xây dựng nhà ở
Để lên phương án cầu thang cho nhà hẹp, trước hết gia chủ cần biết đến các thông số cơ bản của kích thước cầu thang tiêu chuẩn hiện nay. Việc thiết kế cầu thang với kích thước hợp lý sẽ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và đem đến nhiều thuận lợi trong quá trình sử dụng.
- Chiều rộng tối thiểu của cầu thang là 60cm để một người thoải mái đi lại.
- Độ rộng của mỗi bậc thang nên từ 27 – 30cm.
- Độ cao khuyến nghị của mỗi bậc thang là khoảng 15 – 19cm.
- Độ cao an toàn tối thiểu của lan can và tay vịn là 90cm.
- Độ nghiêng của cầu thang tốt nhất nên ở mức 30 – 35 độ so với mặt sàn.
Lưu ý:
- Cầu thang xây dựng không theo kích thước tiêu chuẩn sẽ dễ gây cảm giác chông chênh, thiếu an toàn.
- Mặc dù việc tăng độ nghiêng là một giải pháp giúp tiết kiệm không gian, nhưng điều này sẽ khiến người lớn tuổi và trẻ em gặp khó khăn trong việc di chuyển.
Các mẫu thiết kế cầu thang cho nhà đẹp
Cầu thang 1 vế được bố trí gọn gàng dọc theo hành lang
Nhìn chung, có không ít phương án cầu thang cho nhà đẹp với cách bố trí tối ưu, khoa học. Tuy nhiên, mỗi ngôi nhà đều mang sắc thái riêng. Để có được mẫu cầu thang ưng ý và phù hợp nhất cho căn nhà mình, bạn nên tham khảo thêm tư vấn từ kiến trúc sư kinh nghiệm.
7 dạng cầu thang cho nhà nhỏ, hẹp tối ưu nhất
Cầu thang 1 vế
Cầu thang 1 vế là kiểu cầu thang được bố trí dọc theo mép tường, nối thẳng từ mặt sàn lên tầng trên mà không có chiếu nghỉ. Với thiết kế đơn giản, cầu thang 1 vế rất gọn gàng, hiện đại và tối ưu diện tích. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với những ngôi nhà có tầng thấp hoặc tầng lửng.
Nếu tầng nhà có độ cao từ 3.5m trở lên, việc sử dụng cầu thang 1 vế sẽ khiến người dùng cảm thấy dốc và chóng mặt.
Cầu thang 2 vế tối giản
Cầu thang 2 vế hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong những ngôi nhà ống đô thị hiện đại. Mang phong cách tối giản với đường nét thiết kế dứt khoát, mạnh mẽ, mẫu cầu thang này không chỉ đảm bảo về hình thức thẩm mỹ mà còn “ghi điểm” bởi sự chắc chắn, an toàn về công năng.
Có thể chia cầu thang 2 vế thành hai dạng chính là cầu thang chữ L (đổi chiều 90 độ) và cầu thang đổi chiều 180 độ. Tùy vào phong cách xây dựng và chủ ý của gia chủ để lựa chọn dạng cầu thang phù hợp. Về phương án bố trí, cầu thang 2 vế thường được đặt vào góc tường hoặc tại vị trí ngăn cách giữa các khu vực của ngôi nhà.
Cầu thang dạng xoắn ốc
Thiết kế xoắn ốc là phương án cầu thang cho nhà hẹp rất đáng cân nhắc. Điểm nổi bật nhất của mẫu cầu thang này chính là bố cục xoáy giúp tiết kiệm diện tích, làm cho không gian sinh hoạt trở nên rộng rãi hơn.
Ngoài ra, cầu thang dạng xoắn ốc còn được đánh giá cao về giá trị tạo hình nhờ đường nét thiết kế uốn lượn độc đáo, hứa hẹn sẽ là điểm nhấn nổi bật cho cả căn nhà.
Cầu thang bay
Ưu điểm của cầu thang bay chính là sự tinh tế, tối giản. Đây là mẫu cầu thang cho nhà hẹp đầy sáng tạo khi chỉ một đầu bậc được liên kết cố định, đầu bậc còn lại thả tự do. Qua đó, tạo hiệu ứng thị giác bay bổng, nhẹ nhàng khi ngắm nhìn.
Mặt khác, giữa các bậc thang có khoảng trống nên không khí và ánh sáng sẽ luôn được lưu thông thuận lợi. Tuy nhiên, cầu thang bay có nhược điểm là quy trình thi công khá phức tạp, mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.
Cầu thang xương cá
Tương tự như cầu thang bay, cầu thang xương cá mang đến sự thông thoáng cho ngôi nhà nhờ lối thiết kế bậc thang dạng hở. Kiểu bậc thang này làm hạn chế sự bí bách, đồng thời giúp cho tầng trệt không bị cản ánh sáng từ giếng trời.
Ngoài dạng bố cục thẳng thường thấy, cầu thang xương cá có thể được thiết kế theo kiểu xoắn ốc, ziczac… để tăng thêm tính tối ưu về không gian, diện tích.
Cầu thang dây cáp treo
Xóa bỏ quan niệm về kết cấu bê tông cứng nhắc, cầu thang dây cáp treo có kiểu dáng thanh thoát, mềm mại. Tay vịn và lan can được thay bằng những sợi dây cáp nối thẳng từ trần nhà xuống bậc cầu thang. Dây cáp vừa có chức năng bảo vệ người dùng, vừa đảm bảo cho không gian thoáng đãng, thu hút ánh sáng tự nhiên.
Cầu thang gấp thông minh
Đây là kiểu cầu thang cho nhà hẹp giúp tiết kiệm tối đa về cả không gian lẫn diện tích. Cầu thang được thiết kế theo dạng gấp gọn và giấu trên trần nhà. Chỉ khi cần dùng đến thì gia chủ mới mở và kéo các bậc thang ra.
Mặc dù là phương án nội thất thông minh, tuy nhiên cầu thang dạng gấp khá bất tiện cho việc di chuyển, nhất là đối với gia đình có trẻ nhỏ. Vì thế, nó chỉ thường được ứng dụng cho phần gác xép hoặc nhà trọ, ký túc xá sinh viên.
Tips bố trí cầu thang cho nhà hẹp
Vị trí lý tưởng để lắp đặt cầu thang cho nhà hẹp
Đối với nhà có diện tích khiêm tốn, ngoài việc chọn mẫu cầu thang phù hợp thì vị trí lắp đặt cầu thang cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các yếu tố cần cân nhắc khi chọn vị trí là phong thủy, thẩm mỹ, thuận tiện và tiết kiệm không gian.
Cầu thang nên được bố trí sát tường, bên trái hoặc bên phải góc nhà và lệch so với cửa chính để đảm bảo độ thoáng. Ngoài ra, có thể sử dụng cầu thang thay cho vách ngăn phân cách giữa nhà bếp và phòng khách. Hoặc nếu không gian sống quá bức bí, bạn cũng có thể cân nhắc thêm phương án bố trí cầu thang từ phía bên ngoài ngôi nhà.
Lựa chọn chất liệu thiết kế cầu thang tối ưu
Cầu thang cho nhà hẹp được thiết kế theo phong cách tối giản, do đó ưu tiên những chất liệu mang hơi hướng hiện đại. Cụ thể như kính cường lực, gỗ, đá và kim loại (inox, sắt, thép). Nên kết hợp từ 2 đến 3 loại chất liệu để phong cách cầu thang không bị “một màu” gây bức bí, nhàm chán.
Màu sắc cầu thang đồng bộ và phù hợp với không gian
Màu sắc cầu thang góp phần tạo nên sự cân đối, hài hòa cho không gian và tạo sự cân bằng cho ngôi nhà. Để đảm bảo tính nhất quán, cầu thang có thể sơn cùng màu với tường nhà hoặc với mặt sàn. Trong đó, những gam màu tươi sáng sẽ giúp đánh lừa thị giác, làm cho không gian trở nên rộng và thoáng đãng hơn.
Ngoài ra, gia chủ có thể hòa trộn các tông màu đối lập hoặc linh hoạt giữa hai sắc thái đậm – nhạt để tạo sự phá cách, thu hút điểm nhìn vào cầu thang.
Đảm bảo yếu tố ánh sáng
Cầu thang được ví như “trục xương sống” của ngôi nhà và là công cụ dẫn sinh khí từ tầng này sang tầng khác. Nếu thiếu đi ánh sáng, nó không chỉ gây bức bí, tù túng mà còn ảnh hưởng xấu về mặt phong thủy. Vì lẽ đó, nên bố trí cầu thang tại khu vực có thể đón được nhiều ánh sáng tự nhiên. Đồng thời, lắp thêm đèn chiếu sáng để vừa tăng hiệu ứng thẩm mỹ lại đảm bảo không gian sáng thoáng, an lành.
Tips thiết kế gầm cầu thang vừa đẹp vừa tiết kiệm diện tích
Khi lên phương án thiết kế cầu thang cho nhà hẹp, một số gia đình thường bỏ qua góc chết là gầm hoặc góc cầu thang. Trong khi chỉ cần ứng dụng một chút nghệ thuật sắp đặt, gia chủ hoàn toàn có thể đánh thức góc chết này trở nên hữu ích và có giá trị.
Hơn thế nữa, việc tận dụng gầm cầu thang còn giúp bạn giải quyết triệt để bài toán công năng – diện tích và tăng tính nghệ thuật, thẩm mỹ cho không gian sống.
Tích hợp làm nhà kho hoặc tủ chứa đồ
Có thêm một góc để cất trữ đồ đạc sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn ngăn nắp, gọn gàng hơn. Dù là tận dụng gầm cầu thang làm nhà kho hay tủ chứa đồ, bạn đều nên xây bít lại và thiết kế cửa hoàn chỉnh. Tránh để đồ lưu kho lộ thiên gây bừa bộn, khiến căn nhà chật chội, kém sức sống.
Làm tủ tivi sang trọng
Đối với cầu thang nằm ở vị trí phòng khách, ngoài việc đóng vai trò là vách ngăn với không gian bếp, nó còn có thể ứng dụng để làm tủ tivi. Cách bố trí này vừa khoa học vừa giúp bạn tận dụng triệt để diện tích trống.
Khu vực nghỉ ngơi
Thiết kế dưới gầm cầu thang một chiếc giường liền tường; hoặc đơn giản hơn là đặt vào đó một chiếc sofa. Chỉ cần chút khéo léo bày trí, bạn đã có thêm khu vực để nghỉ ngơi hoặc làm phòng ngủ cho khách đến thăm nhà.
Chỗ vui chơi cho con trẻ
Nhà chật làm các bé không có chỗ vui chơi thoải mái? Vậy thì tại sao không tận dụng ngay góc trống dưới gầm cầu thang? Đối với người lớn, gầm cầm thang có lẽ rất nhỏ bé. Nhưng đối với trẻ em, đây lại là cả khoảng không gian để các bé thỏa sức vẽ ra thế giới lý thú của mình.
Góc làm việc, học tập
Nếu bạn cần một nơi để tập trung cao độ, hãy cân nhắc đến phương án “biến hóa” góc chết cầu thang thành không gian học tập, làm việc. Đây chắc hẳn sẽ là nơi yên tĩnh và ít bị làm phiền nhất trong căn nhà.
Ngoài các gợi ý bên trên, gầm cầu thang còn có thể được tận dụng làm nhà vệ sinh, phòng tắm; làm hồ cá, tiểu cảnh… Hãy phát huy sự sáng tạo của bản thân để biến nơi đây làm không gian mang đậm tính cá nhân!
Trên đây là bài viết về kinh nghiệm thiết kế cầu thang cho những căn nhà vừa và nhỏ. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy like hoặc share để Trang Kim có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến xây dựng nhà ở, bạn hãy gọi trực tiếp vào số hotline: 0985 999 895. Đội ngũ nhân viên của Trang Kim sẽ luôn sẵn lòng hỗ trợ và giải đáp tận tình!
Nguồn tham khảo:
https://reatimes.vn/cac-cach-lam-thong-minh-de-tan-dung-gam-cau-thang-nha-ban-20201224000002663.html
https://www.magicbricks.com/blog/small-space-stairs-design/120065.html
https://www.homify.in/ideabooks/6079810/compact-staircase-ideas-for-small-houses
phát đã bình luận
Nhà 4×12 m , giải phaps cầu thang thế nào cho không tốn diện tích mà vẫn thông thoáng
admin đã bình luận
Chào bạn
Về câu hỏi của bạn quả thực không thể viết tư vấn chỉ bằng 1 mail trả lời. Để việc tư vấn được triệt để hơn bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi điện đến số 0985 999 895 để tôi được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Cảm ơn bạn