Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc nhà Trang Kim

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu công ty
    • Đội ngũ kiến trúc sư
    • Kỷ niệm làm nghề
  • Dịch Vụ
    • Báo giá thiết kế kiến trúc
    • Báo giá thiết kế nội thất
    • Quy cách thiết kế hồ sơ
    • Thi công xây dựng nhà
  • Thiết kế kiến trúc
    • Thiết kế biệt thự
    • Thiết kế nhà vườn
    • Thiết kế nhà ống
    • Thiết kế khách sạn + Nhà hàng
    • Thiết kế nhà nghỉ
    • Thiết kế văn phòng
    • Dự án Grand World – Phú Quốc
    • Thiết kế nhà ở kết hợp cho thuê
  • Thiết kế nội thất
    • Nội thất biệt thự
    • Nội thất nhà ống
    • Nội thất chung cư
    • Nội thất khách sạn
    • Nội thất văn phòng
    • Nội thất quán cafe
  • Thư viện ảnh
    • Mẫu nội thất
    • Mẫu nhà đẹp
    • Tiểu cảnh sân vườn
  • Tin kiến trúc
    • Hướng dẫn xây nhà
    • Nhà đẹp
    • Nội thất nhà đẹp
    • Phong thủy
    • Tin từ Trang Kim
  • Tư vấn
    • Tư vấn kiến trúc
    • Tư vấn phong thủy
  • Liên hệ
  • Tư vấn Thiết kế : 0985 999 895
  • Tư vấn Thi công: 0983 248 422

Hướng dẫn xây nhà

Trang chủ » Tin kiến trúc » Hướng dẫn xây nhà

Gợi ý tối ưu nhất để thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt là xu hướng thường thấy ở những căn biệt thự hoặc nhà có diện tích rộng. Cách bố trí này có những ưu – nhược điểm gì? Và làm thế nào để bố trí cả 2 không gian chức năng này theo cách tối ưu nhất? Câu trả lời sẽ có qua nội dung sau đây!

Gợi ý tối ưu nhất để thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng 1

 

Mục lục

  • Ưu – Nhược điểm khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • Bố cục nhà vệ sinh riêng và phòng tắm riêng
    • Bố cục nhà vệ sinh riêng
    • Bố cục nhà tắm riêng
  • Lưu ý trong thiết kế nhà vệ sinh và phòng tắm riêng
    • Vị trí
    • Các phân khu chức năng
    • Thiết bị vệ sinh
    • Ánh sáng và thông gió
    • Trang trí
  • Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt

Ưu – Nhược điểm khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng

Có khá nhiều tranh cãi xoay quanh việc nên hay không bố trí nhà vệ sinh và nhà tắm riêng. Theo đánh giá của các kiến trúc sư, việc tách biệt 2 không gian nói trên sẽ đem đến nhiều tiện lợi trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, điều kiện là ngôi nhà cần có diện tích rộng. Cụ thể, xin mời bạn tham khảo kỹ hơn qua những ưu – nhược điểm của cách thiết kế này:

Ưu điểm

  • Tiện lợi cho các thành viên trong gia đình

Không còn cảnh người này muốn sử dụng nhà tắm mà phải chờ kia người kia đi vệ sinh xong hay ngược lại. Các thành viên có thể sử dụng 2 không gian vào cùng một thời điểm mà không gây ảnh hưởng đến nhau. Điều này đặc biệt hữu ích và giúp tiết kiệm thời gian vào buổi sáng.

  • Đảm bảo yếu tố vệ sinh

Nhà tắm không chỉ là không gian để vệ sinh cá nhân mà còn là nơi thư giãn, phục hồi thể chất, tinh thần. Do đó, việc giữ cho phòng tắm sạch sẽ, thông thoáng và có mùi hương dễ chịu là điều rất cần thiết. Trong khi đó, toilet lại là nơi bài tiết chất thải, có nguy cơ sản sinh ra các loại vi khuẩn, nấm mốc, dễ bị ám mùi… Rõ ràng không thể bàn cãi, nếu 2 không gian này được tách biệt thì sẽ đảm bảo yếu tố vệ sinh hơn hẳn.

  • Dễ dàng trang trí và bố trí nhiều tiện ích hơn
Ưu điểm 1
Tách biệt không gian phòng tắm sẽ giúp việc trang trí chủ động và thuận tiện hơn

Do sự khác biệt về công năng, phòng tắm và nhà vệ sinh cũng gắn với những thiết bị và phong cách trang trí khác nhau. Việc tách biệt 2 không gian sẽ thuận tiện để bố trí thêm các tiện ích nội thất, cũng như trang trí theo mong muốn của gia chủ. Chẳng hạn như đối với phòng tắm, ta có thể bố trí thêm nhiều cây xanh, tranh treo tường, kệ trang trí… trong khi đó, việc bố trí toilet thì thường sẽ tối giản hơn, chủ yếu tập trung vào tính tiện nghi.

Nhược điểm

  • Tốn kém diện tích

Thông thường, diện tích tiêu chuẩn của nhà tắm có toilet chung là từ 4 – 6m2. Tuy nhiên, nếu chia làm 2 không gian riêng biệt,  diện tích của nhà tắm về cơ bản cũng sẽ không có sự chênh lệch quá nhiều. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ cần thêm diện tích để bố trí toilet riêng. Vậy nên, với những ngôi nhà có diện tích vừa – nhỏ hoặc căn hộ chung cư thì việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng sẽ rất bất khả thi.

Nhược điểm 1
Thiết kế phòng tắm và nhà vệ sinh riêng thường khó khả thi với nhà hẹp
  • Kinh phí cao hơn

Cho dù cùng một diện tích, nếu tách biệt 2 không gian thì cũng đồng nghĩa với việc nguyên vật liệu xây dựng, các thiết bị nội thất, trang trí… cũng sẽ tăng lên. Nói chung, việc thiết kế phòng tắm và nhà vệ sinh riêng sẽ “ngốn” thêm một phần chi phí đáng kể.

Bố cục nhà vệ sinh riêng và phòng tắm riêng

Bố cục nhà vệ sinh riêng

Bố cục nhà vệ sinh riêng 1
Bố cục nhà vệ sinh riêng thường thấy

Bố cục của một nhà vệ sinh cơ bản sẽ gồm một bồn cầu và một bồn rửa. Trong đó, khoảng cách tối thiểu giữa 2 thiết bị này là 40cm. Lý do nhằm đảm bảo thuận tiện cho việc di chuyển cũng như đủ thoải mái trong việc sử dụng cả 2 chức năng.

Diện tích khuyến nghị cho toilet riêng là từ 1.2m2 – 1.5m2.

Bố cục nhà tắm riêng

Bố cục nhà tắm riêng 1
Bố cục nhà tắm với toilet tách biệt tham khảo

Đối với phòng tắm, bố cục được chia thành 2 khu vực khô – ướt riêng biệt. Trong đó, khu vực ướt là nơi gắn với hoạt động tắm, giặt… tương ứng với các thiết bị như bồn tắm, vòi sen. Khu vực khô phục vụ cho các hoạt động như thay quần áo, trang điểm, rửa tay… gắn với các thiết bị như lavabo, bệ rửa, gương soi… và thường được bố trí gần cửa ra vào.

Theo tiêu chuẩn chung, diện tích khuyến nghị cho phòng tắm là từ 2.5m2 – 4m2. Với không gian biệt thự và gia chủ hướng đến việc thiết kế phòng tắm kiểu thư giãn hoặc spa tại nhà, diện tích có thể lên đến 10m2 – 12m2.

Lưu ý trong thiết kế nhà vệ sinh và phòng tắm riêng

Dù phòng tắm được thiết kế tách biệt hay có toilet chung thì đều cần phải tuân thủ các nguyên tắc về vị trí; đảm bảo các phân khu chức năng cũng như yếu tố thông gió chiếu sáng.

Vị trí

Nhà vệ sinh và nhà tắm nên nằm liền kề hoặc quay lưng với nhau và bố trí ở góc cuối của căn nhà. Có nguyên tắc “tọa hung hướng cát” – tức là khu vực vệ sinh được đặt ở vị trí xấu nhưng nhìn về hướng tốt.

Đối với nhà có tầng lầu, nhà vệ sinh và nhà tắm được bố trí trên một trục thẳng đứng sẽ thuận tiện cho việc cấp thoát nước.

Đối với nhà có hành lang, đặt nhà vệ sinh và nhà tắm dọc cuối hành lang thay vì để hành lang thông thẳng vào 2 không gian này. Vì theo nguyên tắc phong thủy, đây là cách bố trí không tốt.

Vị trí 1
Khu vực vệ sinh thường nằm ở góc cuối của ngôi nhà

Các phân khu chức năng

Một nhà vệ sinh cơ bản luôn được chia thành 2 khu vực khô – ướt và đảm bảo 3 chức năng: cầu – rửa – tắm. Trong trường hợp thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng, chúng cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.

  • Đối với khu vực toilet

Nhằm đem đến sự thoải mái cho người dùng, khoảng cách khuyến nghị từ bồn cầu đến các vật dụng xung quanh (tường, vách ngăn, vòi xịt…) tối thiểu là 38cm. Do được thiết kế tách biệt với phòng tắm, toilet nên được bố trí một lavabo riêng và một kệ nhỏ để đặt các vật dụng cần thiết như xà bông, nước diệt khuẩn… để sử dụng sau mỗi lần đi vệ sinh.

  • Đối với nhà tắm

Bố trí sao cho khu vực khô và ướt được tách bạch một cách rõ ràng. Trong đó, khu vực khô nên nằm gần cửa ra vào; khu vực ướt nằm phía trong cùng.

Các phân khu chức năng 1
Sự tách bạch giữa 2 khu vực khô – ướt trong thiết kế nhà tắm là rất cần thiết

+ Khu vực khô: các thiết bị cần thiết là lavabo, gương soi, kệ xà phòng, thanh vắt khăn. Ngoài ra, có thể bố trí thêm các vật dụng hữu ích khác như tủ đựng đồ, chậu cây; tranh ảnh trang trí… Lavabo đặt bàn sẽ đem đến sự sang trọng, hiện đại và phù hợp với phong cách nhà tắm riêng hơn sản phẩm lavabo gắn tường. Khoảng cách từ mặt lavabo đến mặt đất dao động khoảng 75cm – 80cm sẽ phù hợp với chiều cao của người Việt.

Ngoài ra, gia chủ cũng có thể đặt các thiết bị máy giặt, máy sấy quần áo tại khu vực khô của phòng tắm.

+ Khu vực ướt: gồm sen tắm, bồn tắm, kệ để hóa mỹ phẩm, thanh treo, móc đồ… Thông thường, bồn tắm được bố trí sát góc tường để nhường không gian, diện tích cho các hoạt động khác. Sen tắm thường được lắp đặt cuối phòng tắm, nhằm mục đích hạn chế nước chảy ra sàn phòng tắm.

Cần chú ý sử dụng loại gạch lát chống trơn trượt cho khu vực phòng tắm, đặc biệt là khu vực ướt. Sàn nhà tắm nên có độ dốc dao động từ 3 – 5 độ về phía miệng cống thoát nước. Sàn nhà tắm phải được thiết kế thấp hơn sàn nhà từ 5 -10 cm để tình trạng nước thoát không kịp dẫn đến tràn lên sàn nhà, gây mất vệ sinh.

Thiết bị vệ sinh

Tương ứng với mỗi phân khu chức năng, chúng ta cần lắp đặt các thiết bị vệ sinh như đã đề cập bên trên. Bên cạnh đó là một số khuyến nghị sau:

+ Chỉ lắp đặt các thiết bị cần thiết, có nhu cầu sử dụng để tránh tình trạng nhiều thiết bị rườm rà, tốn diện tích.

+ Màu sắc, chất liệu thiết bị vệ sinh đồng bộ với nhau. Chẳng hạn, các thiết bị như sen tắm, vòi xịt, vòi rửa… nên cùng một chất liệu hợp kim.

+ Sử dụng các thiết bị vệ sinh đạt chất lượng để đảm bảo an toàn và mỹ quan; đồng thời hạn chế tình trạng hoen gỉ, ố màu sau thời gian sử dụng.

+ Chiều cao, khoảng cách lắp đặt thiết bị nên tuân theo khuyến nghị của kiến trúc sư để đảm bảo trải nghiệm thoải mái nhất khi sử dụng.

Thiết bị vệ sinh 1
Khuyến nghị về khoảng cách và độ cao của một số thiết bị vệ sinh

Ánh sáng và thông gió

Nhằm giảm thiểu tình trạng bức bí cũng như ẩm ướt, nấm mốc… phòng tắm và toilet riêng đều cần thiết kế thông gió và chiếu sáng một cách khoa học. Tùy vào vị trí của phòng tắm và nhà vệ sinh, hãy bố trí sao cho lấy được nguồn ánh sáng và gió tự nhiên. Dưới đây là một số điểm lưu ý:

+ Lắp quạt thông gió tại vị trí trung tâm của căn phòng.

+ Trong trường hợp không lắp quạt thông gió, cả phòng tắm và nhà vệ sinh nên có ít nhất 1 cửa sổ với diện tích tối thiểu là 0,3m2.

+ Lắp đèn tại vị trí trung tâm để có thể chiếu sáng cho toàn bộ không gian. Bóng đèn có chỉ số chống nước cao để đảm bảo an toàn.

+ Ổ cắm điện, công tắc đèn đặt phía xa nguồn nước, có GFCI (ngắt mạch nối đất) bảo vệ.

Trang trí

  • Nhà vệ sinh

Theo một số nghiên cứu khoa học, bố trí nhà vệ sinh theo phong cách tối giản, màu sắc tươi sáng (thường là màu trắng) sẽ đem đến cảm giác sạch sẽ, an toàn. Mặt khác, sự tối giản và tươi sáng còn có tác dụng giúp không gian trở nên thông thoáng hơn; cũng như giúp gia chủ dễ dàng phát hiện các vết bẩn để vệ sinh kịp thời.

  • Nhà tắm

Khác với nhà vệ sinh, nhà tắm cho phép sáng tạo trong thiết kế và trang trí nhiều hơn. Bên cạnh việc chọn lựa vật liệu lát sàn, gạch ốp tường để làm màu sắc chủ đạo, sự phân bổ thiết bị, vật dụng một cách khoa học sẽ đem đến mỹ quan cho phòng tắm. Chẳng hạn, các dụng cụ vệ sinh cần có không gian lưu trữ riêng. Giá đỡ, móc treo sẽ khiến đồ đạc gọn gàng hơn. Và một ít cây xanh, hoa lá sẽ đem đến sự hài hòa, gần gũi với thiên nhiên.

Trang trí 1
Tủ, kệ để lưu trữ đồ đạc và giữ cho phòng tắm luôn gọn gàng
Dù được thiết kế tách biệt, sự “kết nối” giữa và vệ sinh và nhà tắm vẫn rất cần thiết. Bạn có thể đồng bộ trong cách bày trí 2 không gian này bằng cách sử dụng chung một loại gạch ốp tường, sơn cùng một màu sắc chủ đạo…

Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt

Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 1
Cách bố trí phòng tắm và toilet riêng tối ưu diện tích với khu vực bồn rửa chung
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 2
Sự đơn giản tạo nên vẻ đẹp bền vững cho không gian vệ sinh, chẳng hạn như với cách sử dụng gạch lát sàn và tường đồng bộ như thiết kế này.
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 3
Tông màu gỗ đem đến cảm giác ấm cúng hơn bao giờ hết. Việc sử dụng khung kính để ngăn cách khu vực toilet với phòng tắm vừa đảm bảo vệ sinh vừa đáp ứng tính thẩm mỹ.
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 4
Một ví dụ khác về phòng tắm kính
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 5
Không gian nhà vệ sinh cho biệt thự với thiết kế thư giãn, tầm nhìn thông thoáng.
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 6
Gợi ý về cách sử dụng màu đen để tạo điểm nhấn cho không gian vệ sinh
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 7
Trên thực tế, màu đen ngày càng được ưa chuộng trong phong cách thiết kế Luxury – sang trọng và đẳng cấp
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 8
Cách bố trí nhà vệ sinh và nhà tắm gần phòng ngủ
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 9
Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng cho nhà có diện tích vừa – nhỏ
Gợi ý các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt 10
Phòng tắm phong cách Nhật với hoa văn tường độc đáo.

Nhìn chung, thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng sẽ gia tăng tính tiện nghi, thoải mái cho người sử dụng. Đặc biệt, trong cuộc sống với nhiều bộn bề và áp lực, chúng ta ngày càng mong muốn đầu tư nhiều hơn cho không gian riêng tư của mình. Với những gợi ý trên đây, hy vọng bạn đọc có thêm thông tin hữu ích để ứng dụng vào thực tế ngôi nhà tương lai. Để được chuyên gia tư vấn thêm về thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm, liên hệ ngay với Trang Kim nhé!

Hotline/Zalo: 0985.999.895

Nguồn tham khảo:

tessandluke.com.au/journal/bathroom-layouts-and-the-importance-of-a-separate-toilet

smartlivingvietnam.com/thiet-ke-nha-ve-sinh-va-nha-tam-rieng/

rangos.vn/cach-bo-tri-thiet-bi-trong-nha-ve-sinh

 
Nguyễn Thị Quỳnh Chi - 01/12/2022
★★★★★★
Chia sẻ13
Gửi yêu cầu tư vấn

Tin liên quan

  • Thiết kế giếng trời cho ngôi nhà phố sang – xịn – mịn
  • Những điểm cần lưu ý và Quy trình thi công móng nhà
  • Quy trình thi công mái ngói biệt thự khung kèo và mái dốc bê tông
  • Xây dựng hàng rào biệt thự – Khung bảo vệ vững chãi cho ngôi nhà của bạn
  • Thiết kế cửa sổ nhà ở đẹp cho mọi không gian trong gia đình Việt

Tin tức nổi bật

Cách chống nóng nhà hướng Tây hợp lý và hiệu quả nhất

Cách chống nóng nhà hướng Tây hợp lý và hiệu quả nhất

Chọn bê tông xây nhà: bê tông tươi hay bê tông trộn tay?

Chọn bê tông xây nhà: bê tông tươi hay bê tông trộn tay?

Cách tính diện tích xây dựng chi tiết nhất bạn cần phải biết

Cách tính diện tích xây dựng chi tiết nhất bạn cần phải biết

20+ ý tưởng thiết kế phòng bếp khoa học, ấn tượng

20+ ý tưởng thiết kế phòng bếp khoa học, ấn tượng

Thiết kế phòng thờ đẹp hợp phong thủy

Thiết kế phòng thờ đẹp hợp phong thủy

Tổng hợp các giải pháp chống nóng hữu hiệu cho nhà ở

Tổng hợp các giải pháp chống nóng hữu hiệu cho nhà ở

Giải pháp thông minh giúp nhà phố thông gió tự nhiên hiệu quả

Giải pháp thông minh giúp nhà phố thông gió tự nhiên hiệu quả

Tiết lộ 15 giải pháp lấy sáng tự nhiên cho căn hộ bừng sáng

Tiết lộ 15 giải pháp lấy sáng tự nhiên cho căn hộ bừng sáng

Bật mí cách chọn cầu thang sắt đẹp cho không gian sống

Bật mí cách chọn cầu thang sắt đẹp cho không gian sống

Làm sao để chọn đúng và làm việc với kiến trúc sư thật hiệu quả?

Làm sao để chọn đúng và làm việc với kiến trúc sư thật hiệu quả?

BẠN ĐANG CẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ ?

Trang Kim chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế kiến trúc biệt thự, thiết kế kiến trúc nhà ống, thiết kế Kiến trúc văn phòng, khách sạn.

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ hoàn thiện nội thất là dịch vụ dành cho những khách hàng có nhu câu thay đổi thiết kế nội thất, những khách hàng đã hoàn thành phần thô mà chưa ưng ý nội thất.

Chúng tôi tự hào sẽ đem đến một dịch vụ thiết kế kiến trúc tận tâm, kinh nghiệm mà đầy cảm hứng.

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đội ngũ thiết kế

Nguyễn Sỹ Triệu

Kinh nghiệm: 14 năm

Nguyễn Đắc Thạnh

Kinh nghiệm: 14 năm

Nguyễn Khắc Nam

Kinh nghiệm: 12 năm

Nguyễn Trọng Khôi

Kinh nghiệm: 5 năm

Nguyễn Văn Thành

Kinh nghiệm: 17 năm

Vũ Văn Long

Kinh nghiệm: 9 năm

Giới thiệu

Công ty TNHH tư vấn thiết kế kiến trúc và xây dựng Trang Kim

Trụ sở: Số 03 ngách 60/2, đường 422b , Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội.

Văn phòng Hà Nội: Tầng 2, tòa nhà ATS, số 8 Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: 0985.999.895 (kèm Zalo)

Văn Phòng Hưng Yên: TTTM.Dân Tiến - Khoái Châu - Hưng Yên

Điện thoại: 0964.8683.89 (kèm Zalo)

Hotline: 0985.999.895

kientructrangkim@gmail.com

Dịch vụ
  • Thiết kế kiến trúc
  • Thiết kế nội thất
  • Thi công xây dựng
Mẫu nội thất
  • Nội thất biệt thự
  • Nội thất nhà ống
  • Nội thất văn phòng
  • Nội thất quán cafe
Mẫu ngoại thất
  • Thiết kế biệt thự
  • Thiết kế nhà vườn
  • Thiết kế nhà ống
  • Thiết kế khách sạn
  • Thiết kế kiến trúc văn phòng
  • Dự án Grand World – Phú Quốc

© Copyright 2019 Trang Kim. All Rights Reserved.

Thiết kế web: Caia.vn

1
↑