Thi công móng nhà là khâu cực kỳ quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc và sự bền vững về sau của công trình. Do đó, quá trình thi công cần phải được thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để nắm được quy trình thi công móng nhà nhanh chóng, hiệu quả cũng như lưu ý quan trong khi thi công móng nhà.
Mục lục
- Quy trình thi công móng nhà
- Bước 1: Khởi công
- Bước 2: Đổ bê tông lót
- Bước 3: Thi công thép móng
- Bước 4: Gia cố Coppha
- Bước 5: Đổ bê tông móng
- Bước 6: Nghiệm thu phần móng
- Bước 7: Xây bó nền
- Bước 8: Lấp đất đợt 1
- Bước 9: Đổ bê tông lót đà kiềng
- Bước 10: Lấp đất đợt 2
- Bước 11: Lắp thép mặt nền móng, thép đà kiềng
- Bước 12: Đổ bê tông nền, đà kiềng
- Bước 13: Tháo Coppha và bảo dưỡng
- Một số lưu ý khi thi công móng
- Kết luận
Quy trình thi công móng nhà
Đơn vị xây dựng sẽ dựa vào vào kết cấu công trình để lựa chọn thi công kiểu móng nhà phù hợp, đảm bảo độ bền vững và tối ưu hoá chi phí. Về cơ bản quy trình thi công móng nhà chung vẫn sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Khởi công
Bước đầu tiên trong quy trình thi công móng nhà đó là khởi công (đào đất). Lúc này, đơn vị xây dựng sẽ sử dụng máy múc chuyên dụng để đào đất hố móng theo đúng vị trí đánh dấu. Sau khi máy đào xong, đội ngũ nhân công sẽ sử dụng cuốc, xẻng chỉnh sửa móng cho vuông vức.
Bước 2: Đổ bê tông lót
Vai trò của lớp bê tông lót là ngăn cản sự bốc hơi nước của lớp bên trên và đồng thời làm phẳng bề mặt hố móng. Ngoài ra, lớp bê tông này còn giúp hạn chế tối đa sự biến dạng do tác động bên ngoài lên móng.
Bước 3: Thi công thép móng
Thép móng phải là loại thép tốt, chất lượng, không han gỉ. Mật độ cây chống cũng cần đảm bảo đúng quy cách và phải được tính toán cụ thể. Ngoài ra, phần gỗ chống phải được cố định chắc chắn nhằm tránh bị xê dịch trong suốt quá trình thi công.
Bước 4: Gia cố Coppha
Cần lựa chọn loại Coppha vững chắc, đạt chiều dày cần thiết. Điều này đảm bảo vật liệu không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông, cốt thép cũng như tải trọng công trình trong suốt quá trình thi công.
Bước 5: Đổ bê tông móng
Bê tông sẽ được đưa đến vị trí đổ bằng bơm bê tông hoặc xe cút kít. Trong quá trình thực hiện, bạn cần chú ý đầm dùi thật kỹ để bê tông phân bố đều khắp kết cấu.
Bước 6: Nghiệm thu phần móng
Phần móng sau khi đổ cần đảm bảo đúng cao độ thiết kế, bằng phẳng nhẵn và độ dốc bê tông phù hợp.
Bước 7: Xây bó nền
Mục đích của việc xây bó nền là giúp chắn và giữ đất lại trong nền móng, xây bó nền cũng giúp nâng nền nhà cao hơn.
Bước 8: Lấp đất đợt 1
Đây là khâu cực kỳ quan trong quy trình thi công móng nhà giúp đảm bảo độ phẳng và chắc chắn cho nền. Khối lượng đất lấp sẽ được các kỹ sư tính toán cẩn thận dựa trên từng loại đất.
Bước 9: Đổ bê tông lót đà kiềng
Tác dụng của đà kiềng là giúp định vị và giữ khoảng cách chân cột không bị thay đổi trong suốt quá trình xây dựng phần phía trên như sàn hoặc mái nhà. Đồng thời, đà kiềng còn có chức năng chịu tải trọng toàn bộ phần tường, tránh nứt tường tầng trệt trong suốt quá trình sử dụng.
Bước 10: Lấp đất đợt 2
Khi tiến hành lấp đất đợt 2 bạn cần đầm thật kỹ để phần nền đảm bảo vững chắc và loại bỏ hiện tượng nghiêng, lún hoặc vỡ móng sau này.
Bước 11: Lắp thép mặt nền móng, thép đà kiềng
Cốt thép mặt nền móng cần đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, bố trí ngay ngắn thẳng hàng. Đặc biệt, các thanh thép phải sạch sẽ và không bị gỉ sét.
Bước 12: Đổ bê tông nền, đà kiềng
Nếu cốt thép là “xương sống” thì Bê tông chính là “nền tảng” quan trọng quyết định tới chất lượng của một công trình. Do đó, trước khi tiến hành đổ bê tông móng, bạn cần kiểm tra chân móng và trộn vữa.
Phần chân móng phải đảm bảo khô ráo, nếu có nước đọng hay ẩm ướt phải làm khô trước khi rót bê tông. Vữa bê tông cần trộn đúng tỷ lệ gồm đá, cát, xi măng và nước.
Lưu ý:
- Nguyên liệu đầu vào của bê tông trộn tay phải đảm bảo chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật.
- Đối với bê tông tươi, bạn nên kiểm tra Mác bê tông, độ sụt, nhiệt độ và thời gian xuất xưởng cho đến khi tới công trường.
- Sau khi đổ bê tông, bạn phải bảo dưỡng bê tông bằng cách phun hoặc ngâm nước để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Bước 13: Tháo Coppha và bảo dưỡng
Sau 1 – 2 ngày, bạn có thể tháo coppha móng và tiến hành bảo dưỡng bê tông. Một số phương pháp bảo dưỡng bê tông phổ biến hiện nay là:
- Sử dụng nước phun trực tiếp, liên tục lên bề mặt bê tông
- Che chắn và giữ ẩm bê tông bằng ván khuôn, bao ni lông hay bao bố ướt.
- Sử dụng hợp chất dưỡng hộ bằng cách phun trực tiếp lên bề mặt bê tông để tạo thành màng không thấm và hạn chế việc thất thoát độ ẩm.
Một số lưu ý khi thi công móng
Thực hiện quy trình thi công móng nhà theo đúng yêu cầu kỹ thuật thôi là chưa đủ. Để đảm bảo sự bền vững về sau của công trình, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Bạn cần kiểm tra, xem xét địa chất để lựa chọn loại móng phù hợp. Đất làm móng nhà càng khô ráo càng tốt và quá trình thực hiện cũng sẽ dễ dàng, tốn ít chi phí hơn.
Lựa chọn vật liệu làm móng đảm bảo chất lượng, kỹ lưỡng và phù hợp với chất đất cũng như phương án thi công. Đồng thời, thực hiện quy trình thi công móng nhà theo đúng thiết kế, khoa học, tránh giảm bớt các chi tiết thiết kế.
Đối với các nền đất yếu là đất ruộng, đất ven sông, đất cát mịn, đất đỏ bazan, đất cát pha, đất sét, đất ngập nước… Khi tiến hành thi công móng bạn nên gia cố và thay đổi kết cấu xây dựng để quá trình thực hiện dễ dàng hơn.
Để đảm bảo bê tông móng chắc chắn và đạt yêu cầu, bạn cần dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực hố móng trước khi thi công. Đây là việc làm quan trọng nhưng có rất nhiều người chủ quan và bỏ qua.
Bạn cần thực hiện đúng và đủ quy trình các bước làm móng nhà để đảm bảo an toàn, vững chắc, tránh nứt sàn, sụt lún,… Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn đơn vị thi công móng nhà uy tín, chất lượng.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ xong đến bạn quy trình thi công móng nhà đúng kỹ thuật cũng như một số lưu ý quan trọng khi làm móng nhà. Hy vọng những thông tin này là hữu ích giúp công trình nhà bạn đảm bảo vững chắc và không bị sụt, nứt về sau.
Tham khảo thêm: Loại móng nào tối ưu nhất