Một ngôi nhà đẹp chính là sự kết hợp hài hoà giữa ba yếu tố công năng, thẩm mỹ và phong thuỷ. Để đạt được ba yếu tố này không phải là điều dễ dàng, nếu không đựơc tính toán kỹ sẽ xảy ra trường hợp “được mặt này mất mặt kia” gây tâm trạng bất an hoặc khó khăn trong sinh hoạt gia đình.
Nói tới phong thuỷ nhà ở có rất nhiều yếu tố đáng phải quan tâm, tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi chỉ bàn tới hai khu vực được xem là nơi nạp khí trong thiết kế là cửa chính và cửa sổ.
Cửa chính:
Cửa chính là nơi thu hút ánh sáng và không khí thiên nhiên vào bên trong ngôi nhà do đó, khi thiết kế cửa chính phải lấy sự đối lưu không khí trong nhà làm điểm trọng tâm.
Kích thước cửa chính của mỗi nhà phụ thuộc vào diện tích, số tầng cao của ngôi nhà đó. Do đó, khi xây mới nhà ở hoặc sửa sang lại nhà cửa, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn để có được kích thước phù hợp tỷ lệ hợp lý và cân đối so với kích thước và hình dáng của ngôi nhà. Vì nếu cửa quá lớn thì khí sẽ thoát ra ngoài một cách dễ dàng, trong khi đó cửa chính quá nhỏ sẽ hạn chế các luồng khí được đưa vào nhà.
Trường hợp nhà cũ đã mắc phải những bất lợi trên thì gia chủ phải tìm cách hoá giải, ví dụ cửa rộng có thể được khắc phục bằng cách treo một chiếc chuông gió bên ngoài cửa, chuông gió sẽ ngăn không cho những điềm xấu hay những nguồn năng lượng tiêu cực vào trong nhà, đồng thời phát tán năng lượng đi vào nhà một cách có hiệu quả. Cửa hẹp nên sửa chữa, mở rộng thêm. Cửa chính quá thấp cũng là điều tối kỵ, theo phong thuỷ đó sẽ là điềm báo gia đình suy bại, là điều nên tránh.
Cửa trước và cửa hậu tránh đặt đối diện trực tiếp với nhau bởi như thế khi khí đi vào nhà sẽ lập tức thoát ra theo cửa hậu mà không có sự luân chuyển trong nhà. Trong trường hợp này bạn có thể đặt một chậu cây cao hay thiết kế tấm chắn giữa hai cửa để ngăn không cho khí đi theo đường thẳng thoát ra ngay khi vừa vào nhà.
Cửa chính cũng không nên hướng thẳng về cây to hoặc khe núi. Cây to ở trước cửa chính sẽ mang khí âm vào trong nhà, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mọi người. Cũng nên tránh cửa chính nhìn vào trong ngõ cụt, bởi ngõ cụt thường tàng tụ âm khí. Thêm vào đó, nếu có khe núi đối diện cửa chính sẽ khiến cho người trong nhà một cảm giác bất an, có điều không may đang rình rập.
Khu vực ngoài của cửa chính phải luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và sáng sủa, tạo cảm giác thoải mái và tiện lợi. Nếu không gian phía trước cửa chính hơi tối, nên có thể thiết kế thêm đèn chiếu sáng.
Cửa sổ
Cửa sổ đối với một công trình kiến trúc không chỉ có tác dụng kết nối con người với môi trường xung quanh mà xét về mặt phong thuỷ chúng còn là nơi dẫn khí và đón vận may vào nhà.
Cửa sổ cũng có chức năng tương tự cửa chính, tức là nơi hút ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà, là thông đạo giao lưu giữa cuộc sống riêng tư của mọi thành viên trong gia đình với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy mỗi công trình nhà ở tuỳ theo hình thái kiến trúc khác nhau (biệt thự, nhà phố, nhà vườn….) và yếu tố cảnh quan xung quanh mà các KTS luôn đề ra những tiêu chí thiết kế cửa sổ riêng phù hợp với công trình và thuận theo phong thuỷ nhà ở. Nếu được thiết kế phù hợp với không gian phong thủy, thì nó sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho không gian sống của gia đình.
Đầu cửa sổ phải cao hơn đầu người cao nhất trong nhà. Cưa só phải tương đối rộng. Cửa sổ mành chắn khí lưu chuyển, làm hẹp tầm mắt và những dịp may
Nhà quá ít cửa sổ thì mang tính hướng nội, khép kín và tách biệt với ngoại cảnh. Ngược lại, nhà nhiều cửa sổ hay mở những mảng kính rộng thì tính hướng ngoại tăng, phù hợp với nơi tập trung đông người như phòng khách. Do đó, phải căn cứ vào nhu cầu, mục đích sử dụng mà quy định số lượng, kích thước của cửa sổ.
Nhà quá nhiều cửa sổ có thể làm dương tính trong nhà trở nên thái quá vì chúng đầy ắp khí, ngược lại nhà quá ít cửa sổ làm hụt khí và mang tính âm.
Khi thiết kế cửa sổ cần chú ý 4 điều cơ bản là đảm bảo an toàn (ngăn trẻ không bị ngã, chống trộm…); Không chọn lưới bảo vệ quá dày sẽ gây nên nhiều bất lợi như tính thẩm mỹ kém, ảnh hưởng tới tầm nhìn… cho cửa sổ; Cửa sổ thông thoáng và nhận nhiều ánh sáng; Cửa đảm bảo kín gió khi cần.
KTS. Nguyễn Đắc Thạnh
Công ty Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Trang Kim
Cửa chính đối diện cửa sổ nhìn ra thấy dòng sông có tốt cho phong thủy ngôi nhà không? Ngay cửa sổ có cầu thang đi lên hướng vuông góc cửa sổ và cửa chính. Cho mình xin ý kiến với. 0374656478
Cảm ơn quý khách đã quan tâm đến dịch vụ của Trang Kim. KTS của chúng tôi sẽ gọi điện đến số điện thoại của quý khách trong thời gian sớm nhất.
Nhà em có cửa p thờ và cửa hậu thông nhau có được không ạ
Chào anh/chị,
Với câu hỏi: “Cửa phòng thờ và cửa hậu thông nhau có được không?”, Kiến trúc Trang Kim xin được tư vấn như sau:
Về mặt công năng, việc hai cửa này thông nhau là hoàn toàn khả thi nếu thuận tiện cho sử dụng và lưu thông gió. Tuy nhiên, **về phong thủy**, cách bố trí này cần cân nhắc kỹ:
– Phòng thờ là không gian linh thiêng, cần yên tĩnh, tôn nghiêm và tránh bị “xuyên tâm” – tức khí đi thẳng, không tụ. Nếu cửa hậu thông thẳng với cửa phòng thờ, có thể khiến vượng khí khó giữ, gia đạo thiếu ổn định.
– Ngoài ra, nếu cửa hậu nằm ngay sau bàn thờ thì lại càng nên tránh vì dễ phạm “thoát khí”, ảnh hưởng đến tài lộc và tâm linh.
Cách xử lý nếu đã bố trí như vậy:
– Đặt bình phong, rèm nhẹ hoặc tủ thấp chắn giữa hai cửa.
– Dùng vách ngăn CNC hoặc cây xanh để làm mềm không gian và cản luồng khí chạy thẳng.
Nếu anh/chị cần phương án thiết kế phù hợp vừa đảm bảo phong thủy vừa tối ưu công năng, đội ngũ Trang Kim luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Trân trọng!
Chuyen gia cho e hoi nhà e là nha ống xay het đất dài la 16m rộng 3m thong nhau co một cửa chính và một cửa sau cung thong nhau nhu vay có ảnh hươrng gi ve tai lộc Sk ? Va nếu sấu cách hoá gian ntn?
Chào anh/chị,
Nhà ống xây hết đất, dài 16m, rộng 3m, có một cửa trước và một cửa sau thông nhau hoàn toàn – theo phong thủy gọi là xuyên tâm sát. Khi khí (tài khí, sinh khí) từ cửa chính vào sẽ theo trục thẳng thoát hết ra cửa sau, khó tụ tài, dễ gây hao tổn về tiền bạc, sức khỏe, gia đạo thiếu ổn định.
Cách hóa giải:
– Làm vách ngăn (có thể là kệ, tủ, bình phong…) ở giữa nhà để chặn và điều hướng dòng khí.
– Dùng rèm hạt gỗ, chuỗi đồng tiền, hoặc cây phong thủy đặt giữa trục cửa trước – cửa sau để “hãm” dòng khí.
– Bố trí giếng trời hoặc tiểu cảnh (nếu có thể) giữa nhà để tạo điểm tụ khí.
Ngoài ra, cần chú ý cân bằng ánh sáng và thông gió, tránh để nhà bị tối hoặc ngột ngạt. Nếu anh/chị cần bản vẽ gợi ý cụ thể, Trang Kim sẵn sàng hỗ trợ.
Trân trọng.
Kiến trúc Trang Kim