Trong chuyên mục thiết kế kiến trúc lần này, Trang Kim sẽ chia sẻ với các bạn bí quyết để “hô biến” không gian nhà cũ thành một quán cà phê bụi độc đáo, hiện đại với chi phí cải tạo tiết kiệm nhất mà không cần phá dỡ cấu trúc ngôi nhà có sẵn.
Mục lục
Ở Việt Nam, uống cà phê đã trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người, cà phê là thức uống phù hợp với mọi đối tượng, giới tính và lứa tuổi khác nhau. Chính vì vậy, mở quán kinh doanh cà phê đang là xu hướng “hot” tại thị trường Việt Nam hiện nay.
Bạn có thể bắt gặp quán cà phê ở mọi nơi, từ thành thị cho tới thôn quê; từ sân vườn cho đến sân thượng, chung cư; từ nơi phố xá đông đúc cho đến các con hẻm vắng người qua lại với đa dạng hình thức, phong cách và mô hình kinh doanh.
Nắm bắt được xu hướng đó, có rất nhiều người đã lựa chọn khởi nghiệp ở lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng này. Đặc biệt, nhiều gia chủ đã tận dụng và sửa sang những mặt bằng nhà ở có sẵn để chuyển đổi mục đích sử dụng thành nơi kinh doanh cà phê sinh lời.
Trong chuyên mục thiết kế kiến trúc lần này, Trang Kim sẽ chia sẻ với các bạn bí quyết để “hô biến” không gian nhà cũ thành một quán cà phê bụi độc đáo, hiện đại với chi phí cải tạo tiết kiệm nhất mà không cần phá dỡ cấu trúc ngôi nhà có sẵn.
Thông tin cơ bản về công trình
- Diện tích sàn tầng 1: 94 (m2)
- Diện tích sàn tầng 2: 94 (m2)
- Tổng diện xây dựng: 188 (m2)
- Chủ đầu tư: Ông Giang
- Địa chỉ công trình: Ngõ 82 phố Yên Lãng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
- Đơn vị thiết kế: Công ty TNHH tư vấn thiết kế kiến trúc và xây dựng Trang Kim.
Công năng sử dụng của quán cà phê
Với diện tích đất 94 m2, trong đó là một ngôi nhà cũ 2 tầng có diện tích sàn tầng 1 là 45 m2, tầng 2 là 25 m2. Chủ nhà đã cùng kiến trúc sư lên ý tưởng để cải tạo thành một không gian kiến trúc cà phê bụi đẹp và đầy đủ công năng.
Tầng 1 bổ sung một cầu thang bộ bằng sắt bên ngoài để làm nút giao thông lên xuống, bên cạnh đó là quầy pha chế, chính không gian này là vị trí cũ của ngôi nhà được cải tạo lại, xung quanh được bố trí bàn ghế ra sát vỉa hè kết hợp với cây xanh đem lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
- Mặt bằng công năng của quán được bố trí cụ thể tại các tầng như sau:
- Mặt bằng tầng 1: Quầy pha chế, cầu thang bộ, wc, khu vực kinh doanh cà phê, không gian cho thuê có vệ sinh khép kín.
- Mặt bằng tầng 2: Cầu thang bộ, wc, phòng điều hòa, không gian cà phê mở.
Phối cảnh thiết kế kiến trúc quán cà phê bụi tại Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội
Sau quá trình khảo sát thực địa và lắng nghe những yêu cầu, ý tưởng từ phía chủ nhà, kiến trúc sư của Trang Kim đã áp dụng phương án thiết kế theo mô hình quán cà phê với kết cấu khung thép bao quanh khu nhà hiện trạng để tạo nên một quán cà phê có không gian mở hiện đại, ấn tượng và độc đáo.
Mô hình này cũng đang được được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn khi xây dựng bởi những ưu điểm nổi bật mà nó mang lại như: Thời gian thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, linh hoạt trong việc xử lý kết cấu; dễ dàng tháo dỡ, di chuyển khi cần thiết;…
➤ Có thể tham khảo thêm: Mẫu thiết kế nhà hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng
Mặt bằng thiết kế quán cà phê
Mặt bằng kiến trúc tầng 1
Mặt bằng kiến trúc tầng 1 của quán được kiến trúc sư thiết kế một cách khoa học, hợp lý bao gồm các khu vực: Cầu thang bộ, quầy pha chế, khu vực vệ sinh, không gian thưởng thức cà phê cho khách và một phòng cho thuê có vệ sinh khép kín.
Như đã đề cập ở trên, kiến trúc sư đã cải tạo căn nhà cũ thành quán cà phê bằng cách sử dụng kết cấu thép bao quanh phần mặt bằng hiện trạng để mở rộng không gian. Trong đó, chiếm ¾ diện tích mặt bằng của tầng 1 được dành để làm không gian kinh doanh cà phê.
Nếu xét theo chiều rộng, không gian này được chia làm 2 phần. Nửa bên ngoài là không gian thưởng thức cà phê của khách hàng. Nửa còn lại nằm ở bên trong của quán từ trái qua phải lần lượt là cầu thang bộ, quầy pha chế và phòng vệ sinh.
Đầu tiên, ở ngoài cùng là một cầu thang bộ bằng sắt được kiến trúc sư khéo léo bổ sung thêm để khách hàng và nhân viên quán có di chuyển giữa các tầng một cách thuận lợi và dễ dàng.
Mặt bằng kiến trúc tầng 1
Quầy pha chế được đặt ở chính giữa, đây là vị trí cũ của ngôi nhà được cải tạo lại. Quầy pha chế là vị trí quan trọng trong thiết kế quán cà phê, là nơi tập trung nhiều hoạt động của quán. Thông thường, khách hàng có thể nhìn vào quầy pha chế để đưa ra nhận xét, đánh giá tổng quan về quán cà phê đó. Vì vậy, đây là khu vực được chủ đầu tư cũng như kiến trúc sư rất chú trọng trong quá trình thiết kế và thi công.
Không gian pha chế phải đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, trang bị đầy đủ dụng cụ, nguyên liệu; đồng thời bài trí quầy phải khoa học để tiết kiệm diện tích không gian cho nhân viên dễ di chuyển và làm việc.
Kế tiếp là một phòng vệ sinh với diện tích vừa phải, trang bị nội thất cơ bản đủ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhân viên và khách hàng tại tầng 1.
Nửa còn lại ở phía bên ngoài là không gian dành cho khách hàng thưởng thức cà phê. Kiến trúc sư lựa chọn phong cách thiết kế mở cho quán cà phê này. Bàn ghế được bố trí ra sát vỉa hè với khoảng cách hợp lý, xen kẽ với đó là những chậu cây xanh, mang lại cảm giác giác thân thiện, tiện nghi, thoải mái để khách hàng luôn muốn quay lại.
Mặt bằng kiến trúc tầng 2
Lên tới tầng 2, ngoài khu vực cầu thang bộ và phòng vệ sinh được bố trí ở những vị trí tương tự như tầng dưới thì toàn bộ không gian còn lại của quán được dành để khách hàng thưởng thức những ly cafe thơm ngon; thư giãn và tận hưởng không gian; trò chuyện cùng bạn bè hoặc trao đổi công việc với đối tác.
Về cơ bản, phần lớn không gian cà phê tại tầng 2 vẫn được thiết kế theo phong cách mở. Kiểu thiết kế này mang tới một không gian phóng khoáng, thoải mái cho khách hàng nhờ tận dụng được ánh sáng và gió tự nhiên. Bên cạnh đó, điều này cũng chủ đầu tư có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
Ngoài ra, cây xanh là yếu tố không thể thiếu trong không gian mở. Ở tầng 2, kiến trúc sư chừa ra một phần diện tích bao quanh bên ngoài sát lan can để trồng cây xanh, vừa tạo điểm nhấn trang trí cho không gian, vừa giúp điều hòa không khí.
Đặc biệt, nếu như vị trí cũ của ngôi nhà ở tầng 1 được cải tạo lại để làm quầy pha chế thì tại tầng 2, vị trí này được kiến trúc sư thiết kế thành một gian phòng khép kín có điều hòa dành cho các khách hàng mong muốn một không gian riêng tư hơn khi đến với quán.
Mặt bằng kiến trúc tầng 2
Như vậy, với thiết kế quán cà phê không gian mở bằng kết cấu khung thép bao quanh, kiến trúc sư đã rất thành công trong việc cải tạo từ một căn nhà 2 tầng cũ thành một quán cà phê đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn độc đáo, có tính thẩm mỹ cao và thể hiện được sự chuyên nghiệp. Đây là yếu tố tạo nên ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng, đặt nền móng để tạo nên thành công trong kinh doanh của chủ đầu tư trong tương lai.
Sau đây, Trang Kim gửi tới các bạn phối cảnh kiến trúc của quán cà phê bụi tọa lạc tại ngõ 82 phố Yên Lãng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội sau khi được lên phối cảnh để giúp bạn có được cái nhìn trực quan và sinh động hơn về sản phẩm thiết kế của chúng tôi.
Hình ảnh phối cảnh kiến trúc quán cà phê bụi tại Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội
Phối cảnh thiết kế quán cà phê bụi – Góc 1
Phối cảnh thiết kế quán cà phê bụi – Góc 2
Phối cảnh thiết kế quán cà phê bụi – Góc 3
Phối cảnh thiết kế quán cà phê bụi – Góc 4
Phối cảnh thiết kế quán cà phê bụi – Góc 5
Trên đây là mẫu thiết kế quán cà phê với kết cấu thép đơn giản, hiện đại tại Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội. Với sản phẩm này, chúng tôi hi vọng đã mang đến cho bạn một giải pháp thiết kế hữu ích với mô hình kinh doanh quán cà phê trong tương lai của bạn.
➤ Xem thêm: Mẫu thiết kế khách sạn, nhà hàng đẹp, hiệu quả kinh tế cao
Nếu bạn cần thêm sự tư vấn từ nhưng chuyên gia giàu kinh nghiệm, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0985 999 895 (Zalo) hay email Gửi tư vấn,, hoặc đơn giản hơn bạn chỉ cần để lại yêu cầu kèm số điện thoại của bạn thông qua FB Chat của Trang Kim. Chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.
Cảm ơn và chúc bạn sớm có được một quán cà phê với thiết kế thật ấn tượng!