Đó là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ khi muốn xây dựng mà không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong thiết kế. Không phải KTS nào cũng có thể thiết kế được cho riêng mình những công trình biệt thự đẹp.
Không đơn thuần với khái niệm “ở được” mà ngôi nhà phải được xem là một tác phẩm nghệ thuật, đạt được sự hài lòng của gia chủ và hài hòa với cảnh quan xung quanh. Tuy là một khối kiến trúc không lớn nhưng loại hình biệt thự có khả năng tạo nên vẻ đẹp cho đường phố, cho cảnh quan đô thị với lối kiến trúc rất đa dạng và phong phú bộc lộ nhiều phong cách riêng. Kiến trúc biệt thự đẹp đầu tiên cần phải tạo được không gian thoải mái cho người sử dụng, hòa nhập với thiên nhiên, nó phải được xử lý hình khối thật tốt.
Khi thiết kế kiến trúc biệt thự cần lưu ý những điểm sau đây:
1. Nét đặc trưng của biệt thự là luôn có sân vườn dù lớn hay nhỏ nhằm tạo cảnh quan thiên nhiên tươi mát, tôn thêm vẻ đẹp của mặt tiền nhà. Đối với biệt thự trong đô thị, diện tích đất không được nhiều thì gia chủ nên chọn hình thức sân vườn, gạch lát sân, cây và tiểu cảnh phù hợp với hình khối của công trình, làm sao cho công trình không bị khô khan mà vẫn đảm bảo được tối đa không gian sinh hoạt.
2. Mặt đứng của ngôi nhà cần chú ý trong việc sử dụng chất liệu. Có hai dạng chính là tự nhiên và nhân tạo. Chất liệu tự nhiên (gỗ, đá) sẽ cho chúng ta cảm giác mộc mạc, gần gũi và ngược lại chất liệu nhân tạo (gạch, kính, ngói…) tạo nét sang trọng, hiện đại. Mỗi loại có một thế mạnh riêng nhưng không thể dùng bừa bãi mà phải đồng nhất với phong cách kiến trúc, nội thất của ngôi nhà.
3. Mái nhà, ban công, cửa sổ chính là những điểm nhấn tạo nên sức hút cho ngôi nhà. Đó là những yếu tố không thể thiếu để tạo nên hình khối, độ sâu cho kiến trúc, nếu thiếu nó kiến trúc mặt đứng ngôi nhà chỉ là những mặt phẳng nhàm chán. Vì vậy cần có một chút lạ mắt trong thiết kế, đặc biệt là chi tiết mảng miếng, ban công….kết hợp với hình thức mái để tạo một thể thống nhất, tương xứng và hài hòa với tổng thể ngôi nhà.
4. Thêm một nét nữa là tiền sảnh của biệt thự thường lớn nên nếu để trống sẽ rất tẻ nhạt, không tạo cảm giác thú vị trước khi bước vào nhà. Với không gian này có thể bố trí tiểu cảnh bổ sung thêm cho phần sân vườn hoặc thiết kế một ghế nghỉ kết hợp thư giãn, vừa có tính thẩm mỹ lại nhấn mạnh được lối vào trong nhà.
5. Lối vào chính là yếu tố kiến trúc rất quan trọng, nó là trung tâm của kiến trúc mặt chính, thu hút trường nhìn của người xem. Có thể kết hợp với bồn cây xanh, giàn hoa, các bức tượng nhỏ, bể cảnh, vòi phun… hai bên lối đi nên trồng những hàng cỏ xén, bồn hoa, để tạo vẻ đẹp tự nhiên, bí ẩn cho người đến.
Công ty Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Trang Kim
www.kientructrangkim.com